Tại khu vực miền Bắc gồm Đại học Thái Nguyên và Học viện Ngân hàng.
Tại khu vực miền Tây Nam Bộ gồm Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Trà Vinh.
Các trường đại học này sẽ sử dụng kết quả kỳ thi V-SAT để tuyển sinh năm 2025. Kỳ thi V-SAT được khởi xướng từ Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục cung cấp ngân hàng câu hỏi và phần mềm tổ chức thi.
Kỳ thi được tổ chức trên máy tính. Nội dung thi nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12 (khoảng 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12 và 10% thuộc chương trình lớp 10, 11). Kỳ thi có 7 môn thi độc lập, gồm: Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Trong đó, thời gian làm bài môn Toán 90 phút. Các môn còn lại mỗi môn thi 60 phút. Có 3 dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là câu trắc nghiệm đúng/sai, câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép hợp), câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, kỳ thi đánh giá đầu vào trên máy tính V-SAT đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi xét tuyển vào các trường đại học.
Trước đó, năm 2024, chỉ tiêu xét tuyển của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM dành cho phương thức xét tuyển này từ 10% đến 35% tùy theo từng chương trình, ngành đào tạo. Kết quả cho thấy tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi V-SAT tại trường thực hiện đăng ký xét tuyển chiếm tỷ lệ rất cao trong chỉ tiêu nhập học, phương thức này có số thí sinh đăng ký ảo khá thấp.
Năm 2025, Trường sẽ tiếp tục giữ ổn định các phương thức xét tuyển và sẽ dành cho phương thức xét tuyển V-SAT một tỷ lệ tích cực, giúp thí sinh có thể dự thi tại các trường tổ chức thi V-SAT xét tuyển vào Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.
Ông Trung cho hay, điểm mạnh nhất trong phương thức này là thí sinh có thể tham gia thi nhiều đợt khác nhau để đạt kết quả mục tiêu và trường sẽ sử dụng kết quả tổ hợp điểm thi cao nhất để xét tuyển, giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển…