Đại biểu tham dự hội nghị
Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu khai mạc
Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, có thể nói rằng công tác kiểm tra, giám sát đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ; góp phần xây dụng, chỉnh đốn Đảng; thúc đẩy các Đảng bộ, chi bộ thuộc công an toàn tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời, quy chế là cơ sở quan trọng để cấp ủy, ủy ban kiểm tra cùng cấp phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên ở đảng bộ công an cấp huyện.
Từ tháng 6/2022 đến nay, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh đã phối hợp với 8/11 Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với 9 lượt tổ chức Đảng là cấp ủy công an cấp huyện. Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh phối hợp Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện trao đổi thông tin, xem xét thi hành kỷ luật đối với 10 tổ chức Đảng (khiển trách) và 46 đảng viên (khiển trách 30, cảnh cáo 15, khai trừ 1) thuộc đảng bộ công an cấp huyện theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Theo đó, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng cơ sở liên quan trong thời gian qua, góp phần đưa nội dung Quy chế 23 đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao. Đồng thời đề nghị, thời gian tới, Đảng ủy Công an tỉnh, Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy cần tạo điều kiện tốt nhất để việc phối hợp thực hiện quy chế đạt hiệu quả cao nhất so với mục tiêu, yêu cầu.
Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2020 - 2025 mỗi Đảng bộ Công an huyện, thị xã, thành phố đều phải được kiểm tra, giám sát ít nhất một lần theo chỉ tiêu đề ra. Cấp ủy các cấp cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp thông qua cổng thông tin của Đảng bộ tỉnh, qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, định kỳ...
NGUYỄN HƯNG