Ra đời từ thời Pháp, quán bún chả Nam Thành (số 44, ngõ Hai Bà Trưng, TP. Nam Định) đã được duy trì qua 6 thế hệ, thu hút hàng trăm thực khách mỗi ngày nhờ cách chế biến độc đáo, khác lạ.
Dừa nước vốn là một loại trái có “quan hệ bà con” với dừa, thốt lốt. Thế hệ 8X, 9X trở về trước chứng kiến cảnh dừa nước mọc khắp nơi dọc theo kênh, rạch, giá rẻ bèo, ai buồn miệng lắm mới chịu ăn. Còn giờ, dừa nước vẫn là món dân dã miền Tây, nhưng giá cao chót vót rồi.
Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, Cơ sở bánh bò thốt nốt Mỹ Đức Thủy Tiên (ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã phát triển sản xuất và đưa bánh bò thốt nốt tiếp cận nhiều thực khách.
Thời gian gần đây, tại các siêu thị, cửa hàng trang trí ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) xuất hiện nhiều giống bí baby và bí khổng lồ. Các giống bí có kích thước lớn, nhỏ, hình dáng khác lạ, màu sắc độc đáo..., nên tạo sự hiếu kỳ cho nhiều người, nhất là trẻ nhỏ.
Lâu không ra Hà Nội, tôi đã tự nấu bún dọc mùng, mọi người ăn đều khen ngon nhưng tôi vẫn thấy khó tìm được hương vị từng thưởng thức trong cái lạnh năm nào.
Mỗi lần tôi chạy xe ào vào quán, chị Nguyễn Ngọc Bích (sinh năm 1983, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) lại bật cười. Không hiểu sao, lần nào tôi ghé, trời cũng mưa như trút nước. Bên tô bún nóng hổi, chúng tôi lại rủ rỉ với nhau chuyện đời, chuyện đồ ăn. Cứ thế mà đã mấy năm ròng!
Ẩm thực Đông Nam Bộ vừa quen vừa lạ, có hương vị miền Trung, miền Bắc của di dân và khẩu vị miền Tây; có món ngon của các dân tộc thiểu số, của các nước láng giềng, khu vực và cả du nhập từ nước ngoài
Trong tiết trời se se lạnh ở Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), ghé chân vào một quán bình dân trên đường Võ Nguyên Giáp, gọi một bát bánh canh cá lóc nóng hổi và hít hà mùi thơm lừng là đủ để đánh thức mọi cảm xúc cho du khách.
Hạt dẻ dễ ăn, dễ chế biến, nhiều giá trị dinh dưỡng nên người ta ví đây là 'vua' của các loại quả khô.
Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hoá, năm 2016, anh Dương Văn Phước về vùng Phượng Vĩ - huyện Cẩm Khê kết duyên lập nghiệp. Mang theo ngón nghề làm nem chua truyền thống nơi đất quê, nhờ sự sáng tạo trong công thức chế biến, lựa chọn nguyên liệu, Nem chua Phước Duyên đã ra đời với phong vị rất riêng mang đặc trưng của đất Trung du Phú Thọ: Chua thanh, cay nhẹ, giòn sừn sựt... làm say lòng biết bao thực khách.
Nhơn Trạch có nhiều món ăn dân dã như: cơm rượu Phú Hội, cốm dẹp Vĩnh Thanh, tôm chua Phước An, sen Long Tân... Nói là dân dã bởi vì nguyên liệu chính làm nên món ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc người dân làm ra được.
Mùa nước nổi không chỉ tạo nên khung cảnh sông nước mênh mông tuyệt đẹp, mà còn mang đến người dân An Giang nguồn sản vật phong phú. Từ đó, chế biến thành món ăn hấp dẫn, độc đáo mà chỉ vào mùa nước nổi mới có.
Đặc sản Lào nổi tiếng với nhiều món ăn ngon và có khá nhiều điểm tương đồng với khẩu vị người Việt Nam. Khi đến đây, du khách nhất định phải thử các món ăn dân dã làm say lòng du khách thập phương như gà nướng, côn trùng, Cá hấp Mok Pa, lạp, phở …
Sớm tinh mơ, vợ chồng anh Bùi Văn Thọ, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn đã thức dậy, “lót dạ” vội bát cơm rồi hai vợ chồng chuẩn bị hành trang: Ủng, áo mưa, gùi và vật dụng không thể thiếu là dao quăng để lên rừng lấy hoa chuối hôm sau mang bán ở chợ phiên.
Đồng Nai không có biển, cũng không có mùa nước nổi nhưng được trời phú cho vùng nước lợ rộng lớn. Nơi đây có rất nhiều loài thủy sản đặc trưng như: cá nâu, cá đối, tôm, cua, bạch tuộc, chem chép… Thủy sản nước lợ ngon và lành, vừa có vị ngọt ngào của sông vừa có vị mặn mà của biển nên được nhiều người ưa chuộng.
Dù kích thước nhỏ bằng nửa bàn tay nhưng được lấp đầy phần nhân bằng thịt xíu hoặc chả, nước sốt và rau răm, món bánh mì “tí hon” này nhanh chóng trở thành thức quà bình dân, lạ miệng hút khách thưởng thức khi đến xứ Huế mộng mơ.
Là 1 trong 3 món ăn trứ danh của tỉnh An Giang được tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận đạt giá trị Kỷ lục Ẩm thực – Đặc sản Châu Á (cùng với gỏi sầu đâu và cơm tấm Long Xuyên), bún cá Châu Đốc được công nhận sớm nhất (năm 2012). Món ăn này là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn du khách xa gần tìm đến thưởng thức.
Gạo là một trong những loại lương thực phổ biến trên thế giới, được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn khác nhau. Trang web Taste Atlas đã liệt kê 100 món ăn ngon nhất thế giới từ gạo, trong đó có 4 món của Việt Nam.
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I - 2022, thuộc Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024”.
Cây cọ là loài cây thân thuộc trong đời sống của người dân Phú Thọ. Từ cây cọ, người dân có thể chế biến những món ăn dân dã mà đậm đà hương vị. Trong đó phải kể đến một món ăn độc, lạ, mang đặc trưng của vùng đất trung du mà thực khách muốn ăn phải đợi nhiều ngày mới có, đó là món nhộng cọ hay còn gọi là đuông cọ.