Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa thông minh tại An Giang

21/02/2023 - 16:41

Biến đổi khí hậu đã làm cho thời tiết diễn biến khó lường, thời tiết không còn theo quy luật như trước. Sự thay đổi này làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, buộc người sản xuất cần chủ động nắm bắt và sống chung với nó, trong đó có người trồng lúa.

Nhằm giúp bà con nông dân trồng lúa chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông các các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã tổ chức thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh, mô hình được triển khai rộng toàn 13 tỉnh, thành vùng  ĐBSCL. Trong vụ đông xuân 2021-2022 tại tỉnh An Giang thực hiện 3 mô hình tại xã Ô Long Vỹ (Châu Phú), Vĩnh Hanh (Châu Thành) và Tân An  (TX.Tân Châu) đã mang lại hiệu quả  tích cực cả về kinh tế, môi trường và nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân...

Tham gia mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng BĐKH vụ đông xuân 2021-2022 tại An Giang nông dân được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng lúa. Ảnh: Lê Vinh

Tại An Giang, vụ lúa đông xuân 2021-2022 có 12 hộ nông dân tham gia mô hình canh tác lúa thông minh với tổng diện tích 32,8ha, với quy mô 2ha/4 hộ (0,5ha/hộ), các diện tích còn lại làm đối chứng theo từng nghiệm thức. Nông dân đã thực hiện theo quy trình canh tác lúa thông minh do Ban Cố vấn chương trình biên soạn, gồm 4 nghiệm thức khác nhau, từng nghiệm thức sẽ có phần đối chứng tương ứng, trong đó áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến, quản lý nước ướt - khô xen kẽ để tiết kiệm nước...

Nông dân được khuyến cáo sử dụng giống từ cấp xác nhận trở lên, chọn giống tốt phù hợp với từng vùng và gieo sạ hàng, sạ cụm, với lượng giống khuyến cáo từ 80kg/ha so với sạ hàng, sạ cụm 50-60kg/ha; thực hiện giảm lượng phân bón và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, tham gia mô hình còn được hỗ trợ phân tích mẫu đất đầu vụ, cung cấp thiết bị cầm tay để đo độ mặn, phèn. Sử dụng bộ sản phẩm phân bón chuyên dùng của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, trong đó đáng chú ý là phân bón lót Đầu trâu mặn phèn.

Ông Trần Văn Kỳ, Tổ trưởng nhóm nông dân tham gia mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Ô Long Vỹ, cho biết: “Với diện tích đất 4ha của ông do nằm trong vùng đất phèn tiếp giáp huyện Tịnh Biên nên khi canh tác lúa gặp nhiều khó khăn. Qua kết quả phân tích đất đầu vụ cho thấy pH rất thấp giao động từ 4,68 – 4,87, nên việc thực hiện các giải pháp giúp lúa phát triển là điều rất quan trọng. Vì vậy, khi tham gia mộ hình được các chuyên gia hương dẫn giúp cho đất nâng cao pH, giúp lúa phát triển ngày đầu vụ, cây lúa phát triển tốt nên rất an tâm”.

Cán bộ kỹ thuật Khuyến nông hướng dẫn nông dân trong mô hình đo pH hàng tuần.

Nông dân tham gia mô hình được công ty cung cấp cho bộ sản phẩm chuyên dùng cho lúa, như: Đầu trâu TEA1, Đầu trâu TEA2, Đầu trâu mặn phèn và áp dụng 4 nghiệm thức bón khác nhau. Qua đó, giúp bà con tìm nghiệm thức bón thích hợp nhất tại địa phương và tiếp kiệm chi phí sản xuất. Trong quá trình thực hiện các biện pháp như: Làm đất kỹ, đánh rãnh thoát phèn và bón lót phân Đầu trâu mặn phèn ngay từ đầu vụ cho thấy  hiệu quả tốt, theo đánh giá của nông dân tham gia mô hình cho thấy, khi có bón lót Đầu trâu mặn phèn làm gia tăng pH đất trên vùng đất phèn, giúp hệ sinh vật có lợi thế phát triển, cây ra rễ tốt hơn so với đối chứng, cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khỏe ngay từ đầu vụ nên đảm bảo được mật số cây trên đơn vị diện tích.

• Ông. Cao Văn Long Ân, một trong 4 hộ nông dân tham gia mô hình canh tác lúa thông minh tại huyện Châu Phú, cho biết: “Tham gia mô hình ông rất vui mừng vì học hỏi và áp dụng nhiều giải pháp canh tác kỹ thuật mới mà trước giờ anh vẫn chưa áp dụng như sạ cụm 60kg/ giảm được 60-120kg/ha lúa giống, đặc biệt bón lót Đầu trâu mặn phèn và chuyên dùng lúa Đầu trâu TEA1 bón thúc đợt 1 và đợt 2 giúp cho cây lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh tốt hơn, thành lóng dầy hơn và đặc biệt trong sản phẩm có bọc áo n-BTPT và hoạt chất Avail giúp giảm thất thoát đạm và tăng hiệu suất phân lân. 

Nông dân Cao Văn Long Ân tham gia thực hiện mô hình

Nhà khoa học, cán bộ khuyến nông cùng nông dân thăm mô hình vụ đông xuân 2021-2022. Ảnh: Lê Vinh  

Kết quả của chương trình vụ đông xuân 2021-2022 cho thấy bà con nông dân trong mô hình đã tăng thêm lợi nhuận 6.272.000 đồng/ha so với đối chứng nhờ giảm lượng giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nên chi phí đầu tư thấp, chỉ 18,315 triệu đồng/ha, so với 22,647 triệu đồng/ha đối chứng (giảm 4,332) và năng suất tăng thêm 0,99 tấn/ha.

ĐINH HỮU JET