Đoàn nghiệm thu tại Hộ kinh doanh Ba Lộc, với Đề án “ứng dụng máy móc, thiết bị vào quy trình sản xuất mắm chao cá mè vinh” (TX. Tân Châu)
Từ nguồn kinh phí được giao, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp chủ động tham mưu lãnh đạo Sở Công thương thực hiện thủ tục hỗ trợ 15 đề án ứng dụng cho cơ sở công nghiệp nông thôn ở huyện, thị xã, thành phố, với số tiền hỗ trợ hơn 3,3 tỷ đồng.
Cụ thể gồm các cơ sở:
1. TX. Tân Châu: Hộ kinh doanh Ba Lộc, khóm Long Châu, phường Long Châu (sản phẩm mắm chao cá mè vinh).
2. Huyện Phú Tân, 3 cơ sở: Hộ kinh doanh Hà Văn Hồ, ấp Tân Thạnh, xã Tân Trung (sản phẩm chả đòn chay); hộ kinh doanh Hữu Nghĩa, ấp Phú Quới, xã Phú Thành (các sản phẩm trà); hộ kinh doanh kẹo đậu phộng - bánh đa Bích Hạnh, ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ (sản phẩm kẹo đậu phộng).
3. TP. Long Xuyên, 2 cơ sở: Hộ kinh doanh Phương Linh, khóm Tây Huề 2, phường Mỹ Hòa (sản phẩm tàu hủ ky tươi); hộ kinh doanh sản xuất thực phẩm FRUTTI ORGANIC, khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức (sản phẩm sữa bắp).
4. Huyện Châu Phú, 3 cơ sở: Công ty TNHH MTV Vườn Bà Ba, ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Đức (sản phẩm xoài sấy dẻo); hộ kinh doanh Quan Dũng, ấp Bình Yên, xã Bình Thủy (sản phẩm rượu gạo); Công ty TNHH TM DV XNK Mekong, ấp Bình Trung, xã Bình Mỹ (may trang phục).
5. Huyện Chợ Mới, 3 cơ sở: Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Thái Minh Nguyên, ấp Phú Thượng 3, xã Kiến An (sản phẩm trà kim ngân hoa); hộ kinh doanh Võ Thị Đính, ấp Thị 1, thị trấn Chợ Mới (sản phẩm bún tươi); Công ty Cổ phần Hóa Nông An Giang, ấp Long Định, xã Long Kiến (sản xuất phân bón).
6. Huyện Châu Thành, 2 cơ sở: Công ty TNHH Thiện Nhuận, ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa (sản xuất chăn, nệm); hộ kinh doanh Nguyễn Thắng, ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa (sản xuất mùng, mền, ga, gối, chăn, nệm)
7. Huyện Tịnh Biên: Hộ kinh doanh cơ sở dệt may Mekong, ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn (may trang phục).
Hiệu quả của Đề án đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào quy trình sản xuất là làm tăng doanh thu của cơ sở, hoạt động sản xuất ổn định, bền vững, thời gian thu hồi vốn nhanh. Sản phẩm được đa dạng hóa, nâng cao năng suất, giảm chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, tính thẩm mỹ cao, thời gian bảo quản sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, do bỏ qua nhiều công đoạn thủ công. Bên cạnh đó, việc ứng dụng máy móc, thiết bị mới làm giảm hao phí năng lượng, giảm phát thải môi trường…
Thông qua việc hỗ trợ từ chính sách khuyến công, các cơ sở công nghiệp nông thôn SXKD ngày càng ổn định, hiệu quả. Sản phẩm mới đạt uy tín chất lượng, mở rộng thị trường, đa dạng kênh phân phối. Song song đó, các cơ sở luôn tuân thủ quy định liên quan về SXKD, là điều kiện để cơ sở, doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
NGỌC DIỆU (Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp)