Ông Nguyễn Xuân Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô phát biểu tại lễ ký kết
Giám đốc Kinh doanh của LTS Trần Thanh Hiền phát biểu tại lễ ký kết
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô (trái) và Giám đốc Kinh doanh của LTS Trần Thanh Hiền ký hợp đồng ủy quyền
Theo đó, LTS là đơn vị chính thức được Viện Nghiên cứu ngô chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật thâm canh giống bắp lai LVN10, để tự sản xuất - kinh doanh, phục vụ nhu cầu của nông dân trong và ngoài nước.
Từ năm 2012, LTS đã ký kết chuyển giao quyền sản xuất - kinh doanh giống bắp lai AG59 (LVN145) và LVN10. Năm 2022, LTS tiếp tục nhận quyền sử dụng giống bắp lai LTS237 và LTS172, giúp tăng sản lượng bắp làm thức ăn chăn nuôi.
Đối với giống bắp lai LVN10, theo quy định của Luật Trồng trọt 2018, đã được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) gia hạn lưu hành theo Quyết định 295/QĐ-TT-CLT, ngày 18/10/2022.
Đây là giống bắp dùng để trồng lấy hạt làm thức ăn chăn nuôi, có khả năng sinh trưởng mạnh, chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều vùng đất khác nhau. Giống bắp này được nông dân ưa chuộng vì có thể gieo trồng 3 vụ/năm, cho năng suất ổn định từ 8-9 tấn/ha, tiềm năng từ 11-13 tấn/ha dựa trên tỷ lệ đậu 2 trái bắp/cây.
Theo hợp đồng ủy quyền khai thác và phát triển giống bắp lai LVN10 giữa LTS và Viện Nghiên cứu ngô, LTS được chuyển giao quyền đối với công nghệ sản xuất, quyền sản xuất, quyền kinh doanh giống bắp lai này trên phạm vi trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đến hết năm 2027 (có thể tiếp tục gia hạn).
Trong thời gian hợp đồng, Viện Nghiên cứu ngô sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất giống F1 và kỹ thuật thâm canh giống bắp lai LVN10, đồng thời cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho LTS đưa công nghệ vào sản xuất, giúp LTS cung ứng hạt giống chất lượng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao cho nông dân canh tác.
NGÔ CHUẨN