Ở giai đoạn quyết định của tuổi thọ: Đi bộ kết hợp 2 động tác này giúp bạn sống lâu hơn 7 năm

27/06/2023 - 07:44

Khi chúng ta đi bộ, tư thế đóng vai trò rất quan trọng. Nếu kết hợp được 2 động tác này, sức bền và tuổi thọ đều có thể gia tăng.

Một nghiên cứu mới tại Đức khẳng định tập thể dục có thể làm chậm quá trình lão hóa, và việc đi bộ mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do đau tim xuống còn một nửa. Không những vậy, tuổi thọ của bạn thậm chí có thể kéo dài thêm 7 năm.

Đặc biệt, trong giai đoạn từ 60 - 70 tuổi, cơ thể chịu nhiều thay đổi rõ rệt từ tuổi tác. Nếu có thể kiên trì đi bộ hàng ngày, hiệu quả gia tăng tuổi thọ, rèn luyện sức khỏe càng đóng vai trò quan trọng hơn.

Tuy nhiên, khi chúng ta đi bộ, tư thế cơ thể là rất quan trọng. Nếu dáng đi xiêu vẹo, gù lưng không chỉ gây khó chịu ở cột sống mà còn khiến cơ lưng thường xuyên chịu áp lực, về lâu dài có thể gây hại rất lớn. Người lớn tuổi có dáng đi không vững, dễ bị té ngã và đau nhức cơ thể cũng vì nguyên nhân này.

Vì thế, để đảm bảo lợi ích từ việc đi bộ, nên thực hiện cùng với 2 động tác quen thuộc sau đây.

2 động tác nên thực hiện trong lúc đi bộ

1. Đi bộ kết hợp nắm tay và vung tay

Nguồn ảnh: Internet

Nắm tay giúp tăng cường sức mạnh cho cổ tay và cải thiện tính linh hoạt của bàn tay. Khi già đi, cơ bắp và xương của chúng ta dần yếu đi. Thông qua luyện tập nắm tay sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu của cơ cổ tay, nhờ đó giúp tập luyện và phục hồi tốt hơn. Các cơ cổ tay khỏe không chỉ có thể tránh được các bệnh về tay mà còn cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của bàn tay, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động hàng ngày trong cuộc sống.

Vung tay có thể giúp cơ thể giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã. Người già rất hay bị ngã, kéo theo những mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn cho sức khỏe. Vì vậy, giữ thăng bằng cơ thể là nhiệm vụ hàng đầu của người cao tuổi để duy trì sự an toàn. Nắm tay và vung tay khi đi bộ có thể tăng cường sự ổn định của cơ thể, cải thiện khả năng đi lại và giảm nguy cơ té ngã.

Ngoài ra còn có một hiệu ứng tâm lý tích cực khi nắm chặt tay và vung tay, họ thường đi từng bước một, chậm rãi và mạnh mẽ. Cách đi bộ này có thể trấn an tinh thần, ổn định cảm xúc và có tác dụng xoa dịu cảm xúc. Ngoài ra, cách đi bộ này cũng có thể nâng cao sự tự tin và ý thức về giá trị bản thân của người già, đồng thời giúp họ đối mặt với cuộc sống với thái độ tích cực và lạc quan hơn.

2. Thẳng người, nâng cao đầu và ngực, đồng thời chuyển trọng tâm cơ thể về giữa hai bàn chân

Điều này không chỉ tăng cường chuyển động của lồng ngực mà còn cải thiện tư thế cột sống, điều chỉnh dáng đi, giúp bạn bước đi ổn định hơn.

Thẳng lưng và giữ ngực cao cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch và hô hấp. Tim là một trong những cơ quan trọng yếu duy trì hoạt động của cơ thể con người, và tập thể dục cũng ảnh hưởng đến tim phổi rất nhiều.

Khi chúng ta duy trì tư thế tốt, một lượng lớn cơ bắp sẽ được vận động vừa phải, có thể tăng cường sức co bóp của tim và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Nguồn ảnh: Internet

Hít thở sâu cũng là một trong những cách hiệu quả để duy trì tâm trạng tốt. Thông qua thói quen ưỡn ngực và ngẩng cao đầu, hơi thở sẽ sâu hơn một cách tự nhiên, oxy được bơm vào hệ thống tim phổi tốt hơn. Điều này có lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức đề kháng bệnh tật, tăng cường chức năng tim phổi và trì hoãn quá trình lão hóa.

Ưỡn ngực cũng có tác dụng tâm lý quan trọng. Một phần không thể thiếu trong tâm lý con người là sự tự tin và lòng tự trọng. Các vấn đề về tư thế không chỉ phản ảnh tình trạng cơ thể mà còn bao gồm nhiều yếu tố tâm lý như hình ảnh bản thân, sự tự tin... Nếu một người bước đi với tư thế ưỡn ngực và ngẩng cao đầu, họ tự nhiên sẽ cảm thấy bình tĩnh và tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách khác nhau trong cuộc sống.

Lưu ý khi đi bộ

Trước hết, hãy đảm bảo chất lượng và sự thoải mái của đôi giày. Giày dép phù hợp rất quan trọng cho sự ổn định của sải chân.

Thứ hai, người lớn tuổi nên cố gắng luyện tập sự cân bằng và linh hoạt. Ngoài ra, duy trì uống đủ nước và tránh các thói quen không lành mạnh như uống rượu cũng có thể giúp duy trì sức khỏe tốt, tăng cường thể lực và sức bền.

Việc quản lý tâm trạng, thái độ cũng rất quan trọng đối với người cao tuổi. Thái độ tích cực và tư duy lành mạnh có thể giúp người cao tuổi duy trì thể trạng tốt và dáng đi khỏe mạnh hơn.

Luôn giữ tư duy tích cực để tận hưởng quá trình rèn luyện, giữ được niềm yêu thích và kỳ vọng vào cuộc sống, có như vậy, họ mới hưởng thụ cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tóm lại, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên chú ý đến tư thế đi đứng, giữ gìn sức khỏe tốt để nâng cao chỉ số tuổi thọ của mình.

Theo Tổ Quốc