Mùa nước nổi, cà na trở thành một trong những món đặc sản thu hút người mua. Nhờ vậy nhiều hộ trồng và bán cà na thành phẩm có nguồn thu nhập khá lý…
Trẻ hóa đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), được xem là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo sự kế thừa và bổ sung “sinh lực” cho Đảng.
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi có dịp gặp gỡ nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Dù khác nhau về dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, công việc…, nhưng họ đều cùng có một điểm chung: luôn làm tròn trách nhiệm của người đảng viên, mang Đảng ngày càng đến gần đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở quê mình. Họ tự hào vì họ là đảng viên, còn chúng tôi tự hào vì Đảng có họ.
Tri Tôn là nơi có số lượng đảng viên người dân tộc thiểu số đông nhất so với các huyện, thị khác trong tỉnh An Giang (chiếm hơn 40% tổng số đảng viên người dân tộc thiểu số trong tỉnh).
Mùa lũ, nhiều người dân tứ xứ có dịp hội tụ về để cùng hòa vào cuộc mưu sinh trên đồng nước. Giữa “đồng không, mông quạnh”, người ta không chỉ bàn nhau câu chuyện về câu, lưới, lọp, lờ… mà ở đó còn mang nét đẹp hiền hòa như con người miền Tây chân chất, dung dị nhưng luôn hào sảng, phóng khoáng.
Lời Tòa soạn: Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang có bước phát triển khá tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ nét. Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số được quan tâm, góp phần xây dựng hệ thống chính trị các cấp ngày càng vững mạnh.
Trước tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, những hoạt động xây dựng các công trình liên quan đến tổng nguồn nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông, hoạt động kinh tế - xã hội làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy, địa hình làm gia tăng các vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh.
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, nơi đầu tiên tiếp nhận nguồn nước từ thường nguồn sông Mê Kông đổ về… Những năm gần đây, tình hình sạt lở trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản và đời sống, sản xuất của người dân.
Hành trình “Chung tay bảo vệ môi trường” năm 2019, do Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp Nhà Văn hóa sinh viên TP. Hồ Chí Minh và Công ty Honda Việt Nam tổ chức nhằm hưởng ứng, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; tạo tính lan tỏa đến người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường; vận động đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân không xả rác tại nơi công cộng, đặc biệt là hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
“Mai vàng mùa nước nổi” - người miền Tây quê tôi thường ví von loài hoa mộc mạc với cái tên rất bình dị nhưng tràn ngập trong ký ức của biết bao người: bông điên điển. “Những chùm bông điên điển giữa đồng, dù nước có nhấn chìm nhưng vẫn gắng gượng vươn lên, dâng tặng cho đời sắc hoa vàng rực còn tượng trưng cho ý chí và khát vọng vươn lên mãnh liệt của con người tự bao đời.
Sau thời gian chờ đợi, con nước cũng đã về đồng chở theo phù sa khiến bà con nông dân vui mừng khấp khởi. Đồng ruộng được tạm nghỉ ngơi để bồi lắng phù sa, chuẩn bị cho những vụ mùa mới. Nhưng người dân quê đâu chịu ngồi yên, bởi có bao nhiêu thú vui trên đồng nước mà mỗi khi nhắc đến vẫn kể hoài không hết, như: tắm đồng, bắt chuột, nhấp ếch, hái cà na, rau dại…
Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ.
Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Nào là đặt lờ, đặt lọp, đặt lú, đặt trúm…nhưng thú vị nhất vẫn là đi bắt ếch đồng. Không chỉ là thú vui lúc nông nhàn, công việc này còn giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
Sáng 22-9, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên) phối hợp nhóm MDRs (Mekong Delta Runners) tổ chức cuộc chạy marathon khám phá núi Cấm. Đoàn vận động viên do Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam dẫn đầu, với 12 thành viên tham gia.
Liên hoan các đội, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng tỉnh An Giang năm 2019 do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, với chủ đề: “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giáo dục đạo đức, lối sống và định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho tuổi trẻ tỉnh nhà.
Trên những cánh đồng xả lũ ở huyện Phú Tân, mùa nước mang theo lượng phù sa dồi dào, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp người dân phát triển một số dịch vụ thú vị đặc biệt. Trải nghiệm thực tế trên đồng nước nổi là một trong số đó.
Mùa mưa, cây cối vùng Thất Sơn - Bảy Núi xanh rì. Xen lẫn tiếng chim hót là tiếng suối róc rách. Những dòng suối len lỏi qua khe đá, được ánh sáng mặt trời chiếu vào, tạo thành cảnh sắc lung linh, cứ ngỡ như chốn tiên bồng.
So với đèn trung thu cách tân hiện đại, đèn trung thu truyền thống chỉ giản đơn với một số mẫu mã quen thuộc. Tuy nhiên, bằng nét đẹp riêng biệt, những chiếc đèn trung thu xưa cũ… đang "lên ngôi" trở lại.
Mỗi khi mùa nước tràn đồng, sản vật cho con người phong phú hẳn. Mà chưa kể, miền Tây lại mang danh hào sảng, bình dân, phóng khoáng, hết lòng đãi khách phương xa những gì quê mình có. Theo thời gian, biến đổi khí hậu và bàn tay thô bạo của con người tác động, con nước khi về, khi không, khi muộn, khi sớm, khi bình yên, khi khó chịu. Sản vật cũng vì thế mà hiếm dần, hiếm dần. Mỗi lần sực nhớ món quê, người ta lại neo lời thở dài trên miệng: “Nhớ hồi xưa...”.
Thoáng nghe nói tới măng rừng, tôi cứ nghĩ đó giống măng Mạnh Tông được trồng rất nhiều trên núi Cấm. Tuy nhiên, măng rừng ở đây thực chất là măng le, giống tre rừng thuần chủng của vùng Bảy Núi.