Cụ thể, những đứa trẻ này có điểm các bài kiểm tra về khả năng nhận thức, ghi nhớ, kỹ năng nói và khả năng giải quyết vấn đề thấp hơn so với những đứa trẻ bình thường, Daily Mail dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ).
Ăn quá nhiều đường khi mang thai có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của đứa trẻ SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, những đứa trẻ sau khi sinh ra mà được bố mẹ cho ăn quá nhiều đường từ thực phẩm chế biến và nước ngọt có gas cũng gặp tình trạng tương tư.
Trong khi đó, nếu thai phụ ăn nhiều trái cây thì đứa trẻ sinh ra có xu hướng thông minh hơn. Điểm số các bài kiểm tra về khả năng nhận thức, ghi nhớ, kỹ năng nói và khả năng giải quyết vấn cũng được cải thiện nếu các bé ăn nhiều trái cây. Các nhà khoa học tinh rằng đường trong trái cây là đường tự nhiên nên sẽ tốt hơn rất nhiều đường có trong thực phẩm chế biến và nước ngọt.
Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo nguy cơ giữa đường với các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao. Tuy nhiên, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm thấy mối liên kết giữa đường với sự phát triển não bộ vào giai đoạn đầu của con người, theo Daily Mail.
Nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 thai phụ ở bang Massachusetts (Mỹ). Dữ liệu thu thập trong gian đoạn từ 1999 đến 2002. Các bài kiểm tra được thực hiện ở trẻ 2 lần, một lần khi các bé 3 tuổi, lần còn lại là khi 7 tuổi.
Từ nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo thai phụ không nên ăn quá 50 gram đường mỗi ngày. Đặc biệt là hạn chế uống nước ngọt. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy khả năng vận động, thị giác sẽ kém khi trẻ lên 3 và khả năng nói kém khi trẻ lên 7 nếu người mẹ uống quá nhiều nước ngọt lúc mang thai.
Với người trưởng thành, không nên tiêu thụ quá 10 muỗng cà phê đường/ngày, tức khoảng 160 calo, theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Theo NGỌC QUÝ (Thanh Niên)