Kết quả tìm kiếm cho "Nuôi cá chạch lấu"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 80
Lũ lạ quá! Mới đó nước rút khô đồng, gửi lại lớp “hạt” phù sa trên mặt ruộng, nông dân tất bật cày ải xuống giống vụ đông xuân. Thời gian này, những con cá quay trở lại kênh, mương, ngư dân chộn rộn khai thác, bán rôm rả tại chợ quê.
Những ngày tháng 10 (âm lịch), nước trên đồng rút cạn, ngư dân chộn rộn khai thác cá chạch bán chợ xa. Giờ đây, loài cá đặc sản giàu dinh dưỡng này được ví như “sâm nước” miền Tây, đang cạn kiệt dần trong tự nhiên.
Chiếc vỏ lãi nổ máy chan chát, lướt nhanh trên mặt nước đưa chúng tôi trải nghiệm đánh bắt cá, tôm trên đồng lũ. Khung cảnh khai thác sản vật thật nhộn nhịp, tạo nên bức tranh đa sắc trong mùa nước nổi.
Từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos Bleeker 1850) tại An Giang. Dự án do ThS Tăng Hoàng Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang làm chủ nhiệm. Đây là đối tượng nuôi mới, nhiều tiềm năng và có giá trị kinh tế rất cao, thích hợp để phát triển nghề nuôi cá lồng bè.
Sau lần đầu tiên An Giang “mở hàng” tổ chức thành công Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp khu vực sông Hậu vào năm 2022, đến lượt TP. Cần Thơ vừa đăng cai thực hiện năm 2023 (năm 2024 tỉnh Đồng Tháp đăng cai), hoạt động thả cá quy mô lớn được tổ chức xoay vòng tại khu vực giáp ranh giữa 3 địa phương trên sông Hậu. Từ đó, tạo thói quen thả cá bài bản, có tổ chức, được tuần tra bảo vệ, hạn chế tình trạng phóng sinh tự phát, “trên thả dưới bắt”, cá chết sau khi thả, gây phản cảm ở một số nơi thời gian qua.
Từ nhiệm vụ cụ thể, giải pháp tập trung, quyết liệt, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Trong xu hướng số hóa toàn cầu, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của An Giang càng có cơ hội phát huy thế mạnh. Nếu những lần đột phá nông nghiệp trước đây mang tính chất thủ công, dựa vào chủ trương, quyết tâm và sức lao động là chính thì trong thời đại mới, đột phá nông nghiệp, du lịch phải dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), khoa học và công nghệ (KH&CN)…
Là địa phương có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành quan tâm cơ cấu lại ngành hàng nông nghiệp, phù hợp điều kiện của từng địa phương. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nhờ duy trì tốt hoạt động thả cá kết hợp tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm khai thác thủy sản, An Giang đang góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm. Để đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi sự chung tay cùng ý thức của cả cộng đồng.
Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra. Ngành nông nghiệp TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục nhằm nhanh chóng thích ứng với tình hình, đạt thắng lợi trên các phương diện chất lượng, năng suất, hiệu quả và diện tích canh tác.
Những ngày này, sản vật thiên nhiên miền sông nước được bày bán nhiều ở các chợ trung tâm TP. Long Xuyên. Tuy không xôm tụ như những tháng mùa nước nổi, nhưng giúp nhiều người dân trang trải được cuộc sống. Với các bà nội trợ, đây là những món ăn ngon trong bữa cơm hàng ngày, giá cả phải chăng.
Mùa nước nổi, vùng đầu nguồn An Phú, Tân Châu (tỉnh An Giang) có rất nhiều nghề mưu sinh “ăn theo” con nước. Không chỉ mang lại thu nhập cho cư dân vùng lũ, mùa nước nổi còn là thú vui cho người yêu thiên nhiên, thích trở về với “hương đồng, gió nội”, được đắm mình trong không gian mênh mông sông nước, được thả lưới, giăng câu.