Kết quả tìm kiếm cho "mứt gừng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 36
Tết miền Tây có những món ngon khiến người đi xa phải nhớ. Đó không phải là những món ăn đòi hỏi chế biến cầu kỳ, đợi đúng mùa mới được thưởng thức, mà đơn giản bên mâm cơm có đủ hương vị quê nhà thì Tết mới trọn vẹn. Người người mong Tết, chờ Tết, cũng chỉ để tận hưởng cảm giác gia đình sum họp, ngắm hoa nở ngoài sân, đồ ăn thơm trong bếp, bàn khách đầy ắp khay mứt ngọt lòng…
Năm nay, các nhà sản xuất tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, cải tiến về mẫu mã, phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý… đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2023.
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.
Tết, trong ký ức người sống ở miền quê là hình ảnh người mẹ, người chị khéo léo chuẩn bị từng món ngon. Năm tháng dần trôi, nếp sống công nghiệp len lỏi, nhiều gia đình quen dần với thực phẩm công nghiệp làm sẵn. Nhưng vẫn có gia đình muốn níu kéo hương vị ngày Tết, gợi lại không khí Tết xưa qua món ăn đặc trưng.
Tết năm nào mẹ tôi cũng mua đầy ắp bánh kẹo ở chợ huyện. Thế nhưng kẹo lạc do chính tay bà nội tôi đều đặn nấu mỗi khi xuân về là món tôi nhớ nhất.
Đối với rất nhiều kiều bào người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại các nước châu Phi, Tết Nguyên đán cổ truyền là dịp quây quần, sum họp cùng với cộng đồng người Việt, cùng nhau thưởng thức hương vị Tết quê nhà tại những đất nước xa xôi và để chia sẻ về nỗi nhớ những cái Tết trong tiềm thức.
Vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, làng nghề truyền thống Mỹ Chánh (thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) sản xuất khoảng 60 tấn mứt gừng, doanh thu ước đạt 3 tỷ đồng.
Trải qua 4 đợt bùng phát dịch, áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, để nhẹ nhàng và lạc quan hơn khi nhắc đến dịch bệnh COVID-19, người dân quen với khái niệm “Tết COVID”. Đánh dấu mỗi đợt áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cộng đồng mạng còn lập album, viết nhật ký, như: Tết COVID năm thứ nhất, mùng 1; Tết COVID mùa thứ tư, mùng 5… Sau 1 năm biến động khó khăn, tác động của dịch bệnh đối với đời sống khiến thói quen đón Tết cổ truyền của dân tộc thay đổi trong các gia đình: tiết kiệm hơn, tối giản và dành cho nhau sự quan tâm nhiều hơn.
Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, những món mứt đầy ắp ngọt ngào. Món ăn vặt ấy tuy dân dã, nhưng rất thơm ngon, hấp dẫn, không thể thiếu ở mỗi gia đình trong ngày Tết cổ truyền.
Tết là phong tục được duy trì qua bao nhiêu thế hệ cư dân nông nghiệp. Những nét phong tục Tết xưa qua những trang viết của các học giả nổi tiếng thời cận-hiện đại: Phan Kế Bính, Toán Ánh, rồi Lý Khắc Cung, Nhất Thanh… đã làm xao xuyến con tim bao người hậu sinh. Nhưng nay những hình ảnh Tết xưa đã trở nên sinh động, cụ thể qua các tư liệu ảnh và hiện vật được giới thiệu với công chúng trong Triển lãm “Tết Xưa” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức trong dịp xuân Nhâm Dần 2022.
Nằm trong hệ sinh thái Cấy Nền do Giáo sư Phan Văn Trường (Cố vấn thương mại quốc tế của Chính phủ Pháp) thành lập, Cấy Nền Giao thương vừa thành lập mạng lưới các thành viên trên cả nước giúp tiêu thụ các sản phẩm nông sản Việt.
Ngọc được bố mẹ gửi cho vài cân kiệu tươi. Tranh thủ lúc rảnh, cô sinh viên liền trổ tài làm kiệu lá cuốn chấm mắm ớt, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng.