Kết quả tìm kiếm cho "xanh cắn chát xít"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 155
Sau 5 năm tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây sầu riêng, ông Phạm Minh Hưởng (sinh năm 1961, ngụ ấp Bắc Thạnh, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang hưởng thành quả sau bao ngày vun trồng cực nhọc.
Không ít người, khi đã gắn bó đời mình nhiều năm với biển đảo, dù còn nhiều thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt, đã lần nữa tìm cơ hội ở lại, chưa muốn về đất liền. Nếu ai có trở lại đảo Trường Sa đôi lần, vẫn có thể bắt gặp bóng dáng thân quen của những người dân, vài năm lại chuyển tới sống ở đảo mới, nhưng luôn hồn hậu cười tỏa sáng...
Những ngày qua, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đang ngóng chờ cơn mưa ghé qua, bởi nắng nóng cháy da cháy thịt đang thiêu đốt đất trời. Với họ, đây là năm “hạn bà chằn” hiếm thấy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, nhất là tại khu vực phụ thuộc “nước trời”.
Ngày 9/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin, từ đầu năm đến nay, Thành phố ghi nhận 1.968 trường hợp mắc tay chân miệng.
Từ thứ 2 đến thứ 6, chiến sĩ mới thuộc Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) có lịch huấn luyện, học tập theo quy định tại hội trường hoặc thao trường. Ngày thứ 7, nhiều hoạt động ngoại khóa, giải trí được tổ chức, nên chiến sĩ rất mong chờ.
Xuất phát từ niềm đam mê hoa lan, nhiều nông dân trong tỉnh mạnh dạn mở rộng quy mô để cung cấp cho thị trường. Bên cạnh ưu điểm vượt trội về giá trị kinh tế, mô hình trồng lan còn thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Sau thời gian thu hoạch rộ để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thời điểm này, nhà vườn tích cực chăm sóc để vườn cây ăn trái phát triển tốt, đảm bảo năng suất, sản lượng cho những vụ tiếp theo.
Trước diễn biến phức tạp của nắng nóng, Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm An Giang và các địa phương đã chủ động triển khai nhiều phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), nhằm bảo vệ “lá phổi xanh” của tỉnh trong mùa khô năm 2024.
Ngày Tết Nguyên đán thì giống nhau, nhưng ở mỗi vùng miền có nét đặc sắc không lẫn vào đâu được. Nói đến bánh chưng, nghĩ ngay đến miền Bắc đang vào cơn rét. Nói đến bánh tét, lại nhớ đến miền Nam đầy nắng ấm ôn hòa… Dần dần, quá trình giao thoa văn hóa ẩm thực khiến xóa nhòa khoảng cách địa lý. Bánh chưng “Nam tiến” vào bữa tiệc ngày Tết, nằm vuông vức bên những đòn bánh tét tròn vo quen thuộc.
Khoảnh khắc nhận ra Tết chẳng phải nhờ tờ lịch trên tường mà là khi căn bếp thơm mùi bánh, mùi kiệu, mùi lá chuối, lá dong… xôn xao trong những tất bật lo toan của người lớn, reo ca trong niềm háo hức của bầy trẻ. Mùi của Tết là thứ hương bình dị mà luyến nhớ một đời.
Mùa này, nhiều loại nông sản chưng Tết đang được chăm sóc chu đáo. Bưởi da xanh căng tròn cũng là mặt hàng được ưa chuộng trên mâm ngũ quả của người Việt.
Mô hình sản xuất lúa - tôm nhằm tạo ra nông sản an toàn, giảm ô nhiễm môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu đã và đang được nông dân các tỉnh ven biển miền Tây, như: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu... áp dụng rộng rãi. Mô hình lúa - tôm được đánh giá là mô hình canh tác thông minh, phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường. Sản phẩm tôm sạch, gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và giúp nông dân phát triển kinh tế.