Các đại biểu tham dự hội nghị
Dự án được triển khai tại 4 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang, với tổng diện tích 600ha (200ha/năm). Mô hình sử dụng các giống lúa chất lượng cao, như: OM18, DS1, ST25, IR4625… được cấp mã số vùng trồng và liên kết với các doanh nghiệp; ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ máy gieo hạt theo cụm...
Báo cáo kết quả thực hiện dự án giai đoạn 2022-2024
Kết quả 3 năm thực hiện, mô hình cho năng suất bình quân đạt 6,46 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt hơn 23,57 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng đối chứng bình quân 5,51 triệu đồng/ha. Đồng thời, giúp giảm chi phí sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty liên kết tiêu thụ, giá bán cao hơn từ 200 đến 1.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn sản xuất lúa thông thường tương ứng 23,4%...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Tôn Thất Thịnh đề nghị, các đơn vị trực thuộc sở, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền kết quả dự án trong nông dân; tiếp tục duy trì, nhân rộng sau khi dự án kết thúc, tạo tiền đề thực hiện Đề án “Phát triển 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại An Giang trong thời gian tới.
THANH TIẾN