- Quý I/2022, với sự tập trung lãnh đạo của Huyện ủy, chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, giám sát của HĐND huyện, cùng những nỗ lực và đồng thuận của các cấp, ngành, doanh nghiệp và nhân dân, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã đạt nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện linh hoạt, hiệu quả “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội (KTXH)…
- Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang đã phối hợp UBND huyện Châu Thành tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động toàn huyện tại 2 cụm.
- Chỉ một đêm vắng nhà để đi khám bệnh, ông Lê Văn Đ. (sinh năm 1966) và bà Nguyễn Thị Tuyết Ng. (sinh năm 1963, ngụ huyện Châu Thành) mất đi đứa con gái. Kẻ gây tội ác thì phải đền tội, đó là lẽ tất nhiên. Nhưng đau đớn thay, kẻ đó lại là con của họ!
- Ngày 13/4, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Chau Anne đã đến thăm, tặng quà 2 chùa Pres Stưng (Cần Đăng) và Chăs Sđao (xã Hòa Bình Thạnh), nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.
- Sáng 13/4, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Cần Đăng đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao.
- Ngày 13-4, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Châu Thành long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Cần Đăng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đây là niềm vinh dự, động lực lớn để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cần Đăng tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu…
- Những năm qua, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trên địa bàn xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) phát triển mạnh mẽ, với nhiều hoạt động phong phú, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. Qua đó, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, tạo động lực để nhân dân thi đua lao động sản xuất.
- Từ nền đất ruộng, ông Trần Văn Kết (nông dân ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) chuyển đổi lên vườn trồng 100 gốc sầu riêng giống Ri6, trên diện tích 5.000m2. Do được canh tác hữu cơ, tạo được nền đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nên chất lượng sầu riêng được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, ngọt…
- Sáng 8/4, HĐND huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND huyện với Thường trực HĐND xã, thị trấn lần thứ I (nhiệm kỳ 2021-2026).
- Sáng 7/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 8 (khóa XII) mở rộng, nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 3 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 9 tháng còn lại của năm 2022.
- Những năm qua, Hội Nông dân xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) quan tâm triển khai phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, với nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua đó, giúp nông dân nhân rộng mô hình mới, vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để làm ăn có hiệu quả, kinh tế gia đình không ngừng phát triển và làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Sáng 5/4, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức lễ trao tặng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch COVID-19.
- Khi áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác lúa tiên tiến, như: Thực hiện theo quy trình “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, công nghệ sinh thái, sử dụng các thiết bị hiện đại thay cho sức người lao động… giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất. Đặc biệt, còn giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, góp phần bảo vệ môi trường. Đây chính là mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” được thực hiện trong vụ lúa đông xuân 2021-2022, tại xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).
- Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của hội viên, nông dân trong lao động, sản xuất - kinh doanh (SXKD), góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Lễ Kỳ yên có nghĩa là cầu an, là lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình. Từ lâu, Lễ Kỳ yên được xem là phần không thể thiếu trong nét văn hóa của người Việt, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
- Chiều 31/3, Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ và trao quyết định về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đỗ Tấn Kiết đã đến dự.
- Sáng 31/3, UBND huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2022.
- Những năm qua, phong trào thể dục-thể thao (TDTT) trên địa bàn thị trấn An Châu (huyện Châu Thành, ti3ni An Giang) đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhiều loại hình TDTT thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Nhờ đó, phong trào luyện tập TDTT phát triển rộng khắp, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện TDTT liên tục tăng qua các năm.
- Vừa chuyển đổi từ đất ruộng sang vườn cây ăn trái, nhiều nhà vườn trong tỉnh An Giang lựa chọn phương pháp canh tác hữu cơ, an toàn, với hướng đi bền vững. Điển hình như “giăng mùng lưới” cho vườn mận, giúp hạn chế sâu bệnh gây hại, tiết kiệm chi phí sản xuất, lại có thể tạo ra nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
- Những năm qua, Đảng bộ huyện Châu Thành luôn chú trọng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là triển khai các nội dung mang tính đột phá, thiết thực. Bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Châu Thành đang từng ngày lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
- Thời gian qua, các mô hình trồng nấm rơm trong nhà, cụ thể là dạng trụ đã mang đến hiệu quả bước đầu về năng suất và lợi nhuận, phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều vụ trồng vẫn xuất hiện một số nhược điểm cần khắc phục, để có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và sẵn sàng nhân rộng.