- Đó là khẳng định của ông Huỳnh Gia, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Vĩnh Gia (ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Gia, Tri Tôn) khi công ty liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty CP) triển khai dự án chăn nuôi heo theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC). Thực hiện mô hình liên kết, 2 bên sẽ giảm thiểu rủi ro, được Nhà nước hỗ trợ vốn giá rẻ để phát triển chăn nuôi.
- Mùa lũ 2018 về sớm, tuy gây thiệt hại vụ lúa hè thu và thu đông nhưng đối với vụ đông xuân tới, lại khá thuận lợi. Lũ lớn giúp rửa sạch đồng ruộng, cung cấp phù sa, cắt đứt mầm bệnh nên dự báo vụ lúa đông xuân 2018-2019 năng suất sẽ khá hơn. Cùng với đó, bài học lũ lớn 2018 cũng là cơ hội tổ chức lại sản xuất, tránh kiểu canh tác “ăn may” đầy rủi ro.
- Thông qua việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2018, các chi, đảng bộ và cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Tri Tôn đã không ngừng rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, nhất là phong cách, tác phong công tác, thái độ phục vụ Nhân dân.
- Ông Nguyễn Hoàng Lâm (sinh năm (SN) 1951) cùng một số hộ dân ngụ ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà (Tri Tôn) cho rằng, đã chuyển nhượng thành quả lao động số cây trồng gắn liền đất Xí nghiệp Bột mì - Công ty Xuất, nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (gọi tắt XNBM) từ năm 2008. Họ yêu cầu Nhà nước cấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc được nhận bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
- Chào mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer, ngày 22-9, tại sân đua bò chùa Tà Pạ (xã Núi Tô, Tri Tôn), UBND huyện Tri Tôn tổ chức Hội đua bò Bảy Núi truyền thống lần thứ XIII năm 2018.
- Sáng 19-9, đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (BP) Lạc Quới và Đồn BP Vĩnh Gia, Bí thư Huyện ủy Tri Tôn Cao Quang Liêm đề nghị các đồn BP và chính quyền 2 xã biên giới (BG) tăng cường hoạt động đối ngoại với chính quyền và các lực lượng bảo vệ BG của 2 xã Xôm, Tà Ô (quận Kirivong, tỉnh Takeo, Campuchia). Các lực lượng công an, quân sự và BP cần tổ chức họp định kỳ hàng quý để đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác đối ngoại, đảm bảo an ninh trật tự khu vực BG…
- Vụ tranh chấp “Bồi thường thiệt hại về tài sản” giữa ông Trần Thanh Dư (con bà Nguyễn Thị Giàu) và bà Lại Thị Kim Phụng (cùng ngụ tổ 4, ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà, Tri Tôn) đã được Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp xem xét, giải quyết. Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh An Giang đã có hiệu lực pháp luật.
- Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (ngụ ấp Tô Thủy, xã Núi Tô, Tri Tôn) khiếu nại, nhờ các cơ quan chức năng can thiệp, xử lý hành vi cố ý hủy hoại tài sản của ông Phan Văn Trung.
- Ngay trên những vùng đất phèn đỏ quạch, đất đồi núi khô cằn ở huyện Tri Tôn, nhiều nông dân (ND) đã mạnh dạn cải tạo, phát triển thành những vườn cây ăn trái xanh um, trĩu quả. Đây là hướng đi mới mang lại giá trị kinh tế cao.
- Ông Lê Văn Nay (ngụ ấp An Thành, xã Lương Phi, Tri Tôn) phản ánh Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tri Tôn chậm giải quyết vụ tranh chấp đất, gây tốn kém chi phí cho gia đình ông.
- Nhờ phát huy vai trò của trưởng, phó khóm, ấp, đoàn thể cơ sở trong phong trào tự quản giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), Tri Tôn luôn giữ ổn định tình hình địa bàn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đó là cơ sở để huyện tăng cường hơn nữa trách nhiệm vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo tiêu chí ANTT trong xây dựng nông thôn mới theo kiểu “từ dưới lên”.
- Đây được xem là dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, nguy cơ gây thiệt hại nặng đến năng suất và sản lượng khoai mì nếu không có biện pháp quản lý, phòng chống hiệu quả và triệt để.
- Sáng 5-9, tại Trường THCS thị trấn Tri Tôn (Tri Tôn), Công đoàn- Chi đoàn Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đã trao tặng 20 xe đạp cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi thị trấn Tri Tôn (mỗi xe trị giá 1,1 triệu đồng), tổng chi phí trao tặng xe 22 triệu đồng từ nguồn vận động nhà hảo tâm.
- Áp lực nước lên cao trên kênh Vĩnh Tế đã khiến một số đoạn đê sản xuất (SX) lúa ở vùng biên giới Lạc Quới, Vĩnh Gia (Tri Tôn) bị tác động mạnh, nhiều nơi bị nước đánh bật bởi nền đất yếu (phần lớn do người dân đắp đê SX tự phát). Ở các khu vực nội đồng Tri Tôn, công tác ứng phó lũ cũng khẩn trương, quyết liệt.
- Không phải là loại cây trồng chủ lực của địa phương và có giá trị kinh tế cao, nhưng cây tầm vông đã giúp cho nhiều gia đình của huyện miền núi Tri Tôn có nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
- UBND xã Vĩnh Gia (Tri Tôn) cho biết, do nước lũ lên nhanh trên kênh Vĩnh Tế, ở tiểu vùng sản xuất tự phát khu vực đường lên biên giới rạch Cầu Dài (thuộc ấp Vĩnh Hòa) xuất hiện nhiều điểm bị rò rỉ, trong đó có 3 điểm bị vỡ đê với chiều dài từ 2-3m.
- Từ thực tế ở địa phương còn nhiều hoàn cảnh những người già, tàn tật, người lao động phụ hồ... có thu nhập thấp, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, một nhóm cựu giáo chức ở xã Châu Lăng (Tri Tôn) đã bàn bạc và thống nhất, đề xuất chính quyền địa phương cho phép hình thành “Bếp ăn tình thương xã Châu Lăng”.
- Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (NN-ND-NT), diện tích gieo trồng của huyện Tri Tôn tăng thêm gần 37%, giá trị sản xuất (SX) nông - lâm - thủy sản (khu vực 1 - KV1) tăng gần 68%, đời sống ND được nâng lên đáng kể. Địa phương tập trung tái cơ cấu NN, thu hút đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, NN ứng dụng công nghệ cao, liên kết SX…
- Hơn 2 năm, trải qua 2 phiên xử của tòa 2 cấp, khi bản án có hiệu lực pháp luật, việc thi hành án (THA) gặp cảnh gian nan, trắc trở. Quá bức xúc, ông Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1944, ngụ tổ 8, ấp Tân Thuận, xã Tà Đảnh, Tri Tôn) làm đơn khiếu nại gửi nhiều nơi, yêu cầu xem xét, giải quyết vụ việc.
- Nhờ nỗ lực bơm chống úng và tổ chức thu hoạch khẩn trương, diện tích lúa hè thu trên địa bàn huyện Tri Tôn không bị thiệt hại lớn. Trước dự báo lũ về sớm và cao hơn năm 2017, địa phương tập trung nhân lực, vật lực đảm bảo thu hoạch trọn vẹn vụ hè thu cũng như sản xuất an toàn vụ thu đông 2018.
- Với lợi thế diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, dễ triển khai các mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào quy trình canh tác, Tri Tôn ngày càng xuất hiện nhiều nông dân (ND) sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.