Tiềm năng lớn trong chuyển đổi số
Là một trong những hợp tác xã tiếp cận với công nghệ cao từ sớm, Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đã ứng dụng công nghệ 4.0 eGap và eGap.vn, iMetos của Liên hiệp Hợp tác xã kinh tế số Việt Nam (VDECA) như: Nhật ký chăm sóc, quản lý sản xuất bằng điện thoại thông
minh, camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QRCode gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu... Giám đốc Hoàng Văn Thám chia sẻ, hợp tác xã đã nâng cao tương tác với người tiêu dùng và tiêu thụ ổn định sản phẩm với mức thu nhập hơn 10 tỷ đồng/năm.
Mô hình trồng rau thủy canh thích ứng biến đổi khí hậu tại Hợp tác xã Rau an toàn Tiến Phát, huyện Đức Linh (Bình Thuận). Ảnh: TTXVN
Tại Bắc Giang, “thủ phủ” vải thiều, trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp địa phương đã triển khai 6 lớp tập huấn ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP cho đối tượng chuyển giao tại các địa phương; xây dựng các mô hình chuyển đổi số như: Ứng dụng công nghệ số vào nuôi cá rô phi thâm canh tại xã Dương Đức, huyện Lạng Giang quy mô 1 ha; ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022 tại huyện Việt Yên và Lạng Giang với quy mô 34 ha; ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2022 quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn…
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, cả nước có hơn 2 triệu hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số và gần 50.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Năm 2021, cả nước có gần 12% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.
Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Tiềm năng chuyển đổi số của Việt Nam rất lớn, cơ sở hạ tầng công nghệ đang phát triển đa chiều, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh - quốc phòng. Việt Nam hiện có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao có kết nối 3G và 4G, trong đó mạng 4G đã phủ sóng khoảng 95% số xã.
Tuy nhiên, mức độ phổ cập đối với các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông chủ yếu tập trung ở thành thị, thậm chí đạt tới mức bão hòa ở nhiều nơi. Trong khi, các dịch vụ này ở vùng nông thôn, nơi chiếm hơn 70% dân số, còn thấp và nghèo nàn. Cùng với đó, nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, biết sử dụng, vận hành các thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích...) hạn chế, bởi trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nông dân, chưa được đào tạo chuyên môn bài bản… Tất cả đòi hỏi một chiến lược để khai thác tốt tiềm năng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hướng tới nông thôn mới thông minh
Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn là tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng qua, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025”.
Chương trình trên được triển khai đến hết năm 2025 ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo).
Mục tiêu tổng quát nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
Theo đó, để thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, Chương trình đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.
Theo MINH ĐĂNG (Báo Tin Tức)