Bình minh mang đến cảm xúc tươi mới, bắt đầu một ngày. Chợ nổi Long Xuyên nằm ở cửa ngõ sông Hậu, bắt đầu địa phận tỉnh An Giang. Hai điều “bắt đầu” ấy gặp nhau, tạo thành trải nghiệm thi vị.
Ngày lễ Quốc khánh 2/9, núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Gianh) trở nên đẹp lạ kỳ, với làn khói sương bao phủ, tạo nên sự thích thú cho du khách khi đến đây tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên...
Tháng 7 âm lịch hàng năm là thông lệ những người con hướng về tri ân công ơn của cha mẹ. Mùa Vu Lan không còn đơn thuần là nghi lễ tôn giáo, mà đã trở thành ngày lễ mang tính nhân văn của người Việt, tôn vinh lòng hiếu kính của con cái đối với đấng sinh thành.
Mới nhắc tên thôi trong tôi đã dậy lên cái mùi “quê mùa” và cảnh đồng ruộng. Mùi của rơm rạ chỉ xuất hiện trong vụ mùa thu hoạch, gắn với niềm vui trúng mùa, hay nỗi buồn khi thất vụ…
Mùa Vu lan, thời điểm “Chùa Bánh xèo” (Thiền viện Đông Lai, TX. Tịnh Biên) thu hút rất đông lữ khách đến thăm viếng. Đến đây, mọi người sẽ được thưởng thức món bánh xèo chay miễn phí ăn kèm với rau rừng...
Trên khắp đất nước Campuchia, nhiều đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia được xây dựng để bày tỏ tri ân, ghi nhớ sự hy sinh của Nhân dân Campuchia vì sự nghiệp hòa hợp, thống nhất đất nước Việt Nam trong suốt thập niên 60, 70 và tri ân, ghi nhớ sự hy sinh của quân đội, Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng Nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Campuchia dân chủ vào thập niên 70, 80 (thế kỷ XX).
Mùa này, trên những cánh đồng ruộng lúa đã thu hoạch xong, chỉ còn trơ gốc rạ, hứng trọn những cơn mưa liên tiếp trút xuống. Nước ngập làm lũ cua bò ra khỏi hang để kiếm ăn và nơi trú ngụ mới. Người dân được dịp hồ hởi rủ nhau ra đồng bắt cua. Cảnh nhộn nhịp gợi lại thú vui dân dã mà nhiều người vẫn thường hoài niệm.
Nếu bạn muốn tìm một nơi để “retreat” trong những ngày cuối tuần, An Giang chính là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm. Nổi bật nhất trong bức tranh phong cảnh được mệnh danh là “Thủy tú sơn kỳ” chính là Thiên Cấm Sơn hay còn gọi là núi Cấm. Đây là ngọn núi cao nhất ĐBSCL, thế núi tựa đài cao hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, non nước hữu tình, cây cối xanh tươi, trăm hoa đua nở cả bốn mùa.
Với vẻ đẹp hoang sơ thiên tạo, kết hợp cùng những nét chấm phá, tô điểm bởi những hạng mục đầy sáng tạo, mang âm hưởng văn hóa dân gian Nam Bộ, rừng Tràm Trà Sư càng trở nên cuốn hút, mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa diễm lệ nên thơ. Đây là điểm đến tuyệt đẹp du khách khó có thể bỏ qua trong chuyến du lịch khám phá miền Tây.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2023), Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo tỉnh An Giang, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh; thân tộc Bác Tôn… đã cùng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt và Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2023).
Câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du nhấn mạnh tình yêu mãnh liệt thôi thúc người yêu tìm đến nhau. Những người dành trọn tình yêu cho hoa lan cũng thế. Họ sẵn sàng vượt đường xa, tìm đến thưởng lãm cánh hoa mỏng manh, để nghe lòng mình bình yên…
Những ngày tháng 8, chúng tôi có dịp về ấp An Thuận, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), nơi có nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Không rộng lớn như Khu Lưu niệm Bác Tôn ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), nhưng nơi đây chất chứa nghĩa tình người dân địa phương đối với Bác Tôn.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023) là dịp để Đảng bộ và Nhân dân An Giang tri ân, tưởng nhớ, dành những tình cảm đặc biệt với người con ưu tú của quê hương. Để xứng đáng với niềm tự hào được sống trên vùng đất sản sinh ra Bác Tôn - người cộng sản kiên trung, người đồng chí, người bạn chiến đấu với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều công trình, phần việc ý nghĩa được dâng tặng Bác.
Cù lao Mỹ Hòa Hưng, quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bao quanh bởi sông Hậu, cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 3km. Chỉ cách phố thị bởi một chuyến phà, nhưng khi đặt chân lên cù lao đã thấy sự khác biệt, bởi không gian của làng quê xưa, hiền hậu và yên bình. Đó cũng là nét đặc trưng giúp du lịch ở Mỹ Hòa Hưng thu hút du khách gần xa.
Chùa có tên Hưng Long, tọa lạc ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi chùa bình dị giữa vùng quê, ngoài nét cổ kính, nội thất còn có nhiều bức tượng niên đại trăm năm. Điều đặc biệt hơn, xung quanh chùa còn có hàng trăm con dơi quạ trú ngụ theo mùa, nên nhiều người vẫn quen gọi là “chùa dơi”.
Sáng cuối tuần, hàng trăm người vẫn có mặt đúng hẹn tại công trình xây dựng cầu lộ sau K16, xã Phú Thạnh (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Theo dõi không khí làm việc tích cực của các cán bộ, đảng viên và bà con thiện nguyện, mới thấy được tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”…
Cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, đỉnh núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) được mây mù ôm ấp quanh năm. Đặc biệt, vào mùa mưa, du khách còn được “chạm” tay ngang trời hứng những dòng “sông mây” lãng đãng tuyệt đẹp!
Một ngày tháng 8, chúng tôi thức sớm, ghé vào xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), theo chân ông Đoàn Văn Trung (sinh năm 1959) đi chài cá, trải nghiệm thú vui dân dã sông nước miền Tây.
Ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có một vườn cây si rô sai trái. Những trái si rô mọc thành chùm màu sắc bắt mắt phủ kín khu vườn...
Mỹ Hòa Hưng là một xã cù lao, nằm tách biệt TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang). Người dân thôn quê có khi chưa từng di chuyển bằng máy bay lần nào. Nhưng họ lại dễ dàng nhìn thấy chiếc máy bay “hàng thật”, được “đậu” quanh năm suốt tháng ở cù lao.