Tọa lạc tại ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đình Thới Sơn từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong và ngoài địa phương. Hàng năm, vào các ngày 10, 11, 12/8 (âm lịch) có rất đông tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, người dân, du khách đến tham quan, cúng bái...
Hình thành hơn trăm năm, làng đan đát ở xã Long Giang (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được chính thức công nhận làng nghề truyền thống năm 2006. Từ tre, trúc, những người thợ lành nghề đã biến hóa thành hàng chục sản phẩm sử dụng thân thuộc trong đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Lò đất - Mặt hàng bình dân ngay từ tên gọi cho tới công dụng, giá thành… đã từng là nghề hưng thịnh qua nhiều thế hệ và trở thành một trong số nghề truyền thống nổi bật ở “xứ đạo” Phú Tân...
Người dân địa phương gọi chợ với cái tên rất “rùng rợn”: "Chợ ma”, bởi khu chợ này chỉ nhóm họp vào khoảng từ 3 đến 5-6 giờ sáng. Ở chợ, người mua, người bán chủ yếu các loại cá sông, cá đồng, tôm, cua…, mà không có bất kỳ loại sản phẩm nào khác.
Nằm trên đường Nguyễn Văn Sừng và Nguyễn Đình Chiểu (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), chợ “bù lon” mang nét độc đáo rất riêng. Chợ chỉ bán đồ tạp nhạp sắt đã qua sử dụng, còn người đi chợ đa phần là đàn ông!
Thời khắc ấy, dường như mọi muộn phiền tan biến. Chỉ còn lại tâm tình thoáng đãng, hòa quyện vào mênh mang đất trời. Thời khắc ấy cũng minh chứng rằng, hoàng hôn không hẳn buồn, không phải là kết thúc!
Đường tránh Quốc lộ 91, đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên (tỉnh An Giang) “gây thương nhớ” bởi cảnh vật miền Tây dân dã, thân thuộc, nhưng không kém phần thơ mộng…
Nước lũ dâng cao, người dân xóm kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vui mừng khấp khởi, vì được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn lợi thủy sản. Ngoài chuyện khai thác cá, tôm, những nông dân “chân đất” nơi đây còn “kiêm” thêm nghề cào ốc đồng “mi-ni”, kiếm thêm thu nhập trong mùa nước nổi.
Sau nhiều năm “đói” lũ, năm nay, những người dân theo nghề bà cậu được mẹ thiên nhiên ưu đãi. Dù không quá sung túc sản vật, nhưng mùa lũ năm nay ngư dân phấn khởi khi con cá, con cua đã nhiều hơn hẳn.
Tiếp giáp Vương quốc Campuchia, trước có ngã ba sông, sau có dãy Thất Sơn hùng vĩ (“tiền tam giang hậu thất lĩnh”), trải qua hàng thế kỷ, “Châu Đốc tân cương” đập tan nhiều cuộc xâm lăng, làm tốt vai trò trấn giữ vùng đất phía Nam của Tổ quốc.
Phủ thờ Nguyễn Tộc là một địa điểm nổi tiếng ở ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Đây là nơi thờ Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư, cùng 2 người em là Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện, những người họ Nguyễn có công khai mở vùng đất phương Nam nói chung, cù lao Giêng nói riêng...
Len lỏi giữa các con hẻm nhỏ, hàng chục xưởng rèn ở thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vẫn đỏ lửa, âm thanh sản xuất nhộn nhịp, dù trải qua giai đoạn thăng trầm…
Ở vùng trong của huyện Châu Phú (tỉnh An Giang), người ta nhắc mãi đến vùng Láng Linh, đến “Đẳng cấp vang danh Đức Cố Quản” – người được xem là “Thần linh kháng Pháp”. Giờ đây, Láng Linh được nhiều người tìm về. Trước là để ghi tạc công đức tiền nhân, sau là để yêu thêm vùng đất lịch sử này.
Nằm ở trung tâm phường Châu Phú A, thành phố lễ hội Châu Đốc (tỉnh An Giang), chùa Bồ Đề Đạo Tràng trở thành điểm đến rất quen thuộc. Ngoài mang lại niềm tin tâm linh, nơi đây còn chứa nhiều “Quốc bảo”…
Lũ lớn, những bãi bồi ven sông Vàm Nao (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) mênh mông biển nước, trông thật hấp dẫn. Người dân nơi đây đầy khẳng khái, nhiệt tình chào đón và phục vụ tận tình du khách đến trải nghiệm, tận hưởng mùa nước nổi.
Dù cố gắng xoa dịu thế nào đi chăng nữa, vẫn không thể xóa nhòa tổn thương mà đại dịch COVID-19 đã in hằn lên cuộc sống chúng ta. Rất nhiều người vĩnh viễn nằm lại trong năm 2021. Cùng nhìn lại hành trình “trở về” của người tử vong do dịch COVID-19, thông qua hoạt động tiếp nhận, bàn giao tro cốt của lực lượng vũ trang.
Góp phần làm nên bản sắc dân tộc “4 anh em” ở An Giang, đồng bào dân tộc thiểu số Chăm hiện vẫn giữ lại nhiều văn hóa đặc trưng. Trong đó, bên cạnh ẩm thực, thì trang phục là “bề nổi” rõ nét nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đi qua nhiều địa phương trong tỉnh An Giang, những sạp trái cây đơn sơ ven đường lướt ngang tầm mắt. Đó là đặc trưng vùng miền, khi người ở quê bán những gì họ có, theo kiểu “mùa nào thức nấy”...
Lễ dâng y là một trong số nghi lễ quan trọng gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa của sự cho và nhận trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Chợ Châu Đốc thuộc phường Châu Phú A, nằm ở khu vực trung tâm TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) là điểm đến nổi tiếng khi khách du lịch đến An Giang. Không chỉ được mệnh danh là thủ phủ mắm miền Tây, chợ Châu Đốc còn được coi là “thiên đường” ẩm thực, với nhiều món ăn hấp dẫn “níu chân” du khách gần xa.