Dịch bệnh COVID-19 kéo dài, thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của người dân, song hành với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, những chiến sĩ Công an tỉnh An Giang còn san sẻ yêu thương bằng việc trao tặng hơn 500 tấn gạo, hơn 50 tấn cá tươi, hàng chục ngàn phần quà (nhu yếu phẩm, rau củ) đến tay hơn 58.000 người dân trong, ngoài tỉnh gặp khó khăn trong đợt dịch bệnh.
Đó là số điện thoại cá nhân, nhưng chỉ sau một thời gian đã trở thành số điện thoại quen thuộc đối với người dân An Giang. Hàng ngày, rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn đổ vào, gần như liên tục từng phút, từng giờ. Số điện thoại này của ai, tại sao lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân An Giang như thế?
Lời tòa soạn: Công an tỉnh An Giang đã trải qua 1 năm với thật nhiều hoạt động và sự kiện đặc biệt của người chiến sĩ Công an. Đó không chỉ là nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tấn công tội phạm… mà còn là những câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn khi “mở lối” cho những người lầm lạc và sát cánh cùng nhân dân trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp…
Công tác đánh giá cán bộ ở An Giang dần đi vào nền nếp, phát huy trách nhiệm của tập thể cũng như người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ, cử cán bộ đào tạo, bồi dưỡng dựa trên được quy hoạch cán bộ đúng đối tượng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn hệ thống chính trị cũng tăng cường phát hiện, giới thiệu cán bộ có đủ yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện đưa vào quy hoạch đảm bảo đúng định hướng của Trung ương.
Khi công tác xây dựng Đảng được quan tâm; tư tưởng, trách nhiệm cán bộ, đảng viên được nâng lên, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) như được thổi “làn gió mới” cho động lực phát triển. Dù trước mắt huyện còn khó khăn, nhưng niềm tin vào tương lai là rõ nét khi nhiều tiềm năng, lợi thế đang được đầu tư, khai thác đúng hướng.
Đảng ta luôn nhận thức rõ, xây dựng Đảng nhằm làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, lập trường, quan điểm vững vàng, bình tĩnh, sáng suốt, không bi quan, không chủ quan, tự mãn. Chỉnh đốn Đảng nhằm khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, làm cho Đảng xứng đáng là lực lượng hạt nhân duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
“Trung ương đã xác định, việc không ngừng xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong xây dựng Đảng, công tác cán bộ giữ vai trò quyết định. Do vậy, cần phát huy vai trò, trách nhiệm từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ hiệu quả thời điểm trước mắt và định hướng lâu dài. Có như thế mới xây dựng được tính kế thừa, đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài” – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Cao Quang Liêm nhấn mạnh.
Lời tòa soạn: Thời gian qua, Đảng bộ tỉnh An Giang và các cấp ủy Đảng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Trung ương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quan tâm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn trước mắt và lâu dài. Từ thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng những năm qua, có thể khẳng định rằng, những kết quả toàn diện, đồng bộ, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ ở An Giang đã góp phần quan trọng làm cho Đảng ta đoàn kết, thống nhất hơn; trong sạch, vững mạnh hơn; củng cố, tăng cường hơn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước.
Với việc phát huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng của người đứng đầu cấp ủy, vùng đất nghèo khó Tri Tôn (tỉnh An Giang) đang thay đổi từng ngày. Phát huy đoàn kết, hòa quyện “ý Đảng - lòng dân” là cách giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng đất anh hùng, nơi từng chịu nhiều mất mát, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…
Họ yêu màn bụi trắng như sương, yêu từng nhịp đục đẽo thả hồn vào đá, yêu luôn cả những thời khắc “tô son điểm phấn” cho sản phẩm. Không yêu sao được, khi nghề thấm vào máu, vào tim từ thuở nhỏ, trở thành nguồn thu nhập chính khi trưởng thành. Đằng sau giá trị kinh tế, họ muốn tìm kiếm sự an yên của làng nghề mấy mươi năm. Tôi muốn kể về câu chuyện của vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Sĩ (ngụ ấp Tây Sơn, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong tỉnh An Giang có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, làm nổi bật tinh thần đoàn kết, chung nhau góp sức đẩy lùi “giặc dịch” COVID-19.
Trong khi người dân chỉ cần “Ai ở đâu ở đó” để góp phần phòng, chống dịch, thì lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, cán bộ chuyên trách phải “căng mình” ngày đêm trên chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19. Mong mỏi lớn nhất của họ lúc này là người dân hãy đồng lòng, chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội để sớm đẩy lùi đại dịch.
An Giang có đường biên giới gần 100km giáp Campuchia, nguy cơ nhiễm bệnh từ các nguồn nhập cảnh biên giới trái phép và các tỉnh giáp ranh trong nội địa rất cao.
Cuối tháng 7 (âm lịch), dòng nước Mekong chuyển màu ngầu đục, báo hiệu mùa lũ sắp về. Thời điểm này, mấy năm trước,“ngư phủ” vào mùa khai thác cá, tôm theo con nước phù sa. Năm nay, con nước vẫn chộn rộn xuất hiện. Nhưng dịch bệnh COVID-19 làm mọi thứ đảo lộn, nghe nhớ quay quắt tháng ngày mưu sinh mùa lũ!
Vấn đề an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công tác này lại càng quan trọng. Công an An Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm sự lây lan của dịch COVID-19, đồng thời hướng đến đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ 6 tháng đầu năm 2021, Công an tỉnh đã tổ chức vận động cán bộ, chiến sĩ, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, vật chất, nhu yếu phẩm… với số tiền trên 16 tỷ đồng để hỗ trợ chia sẻ những khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhất là các gia đình trong khu cách ly, khu phong tỏa và người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước vững tin, kiên cường, sớm khống chế và dập tắt được đại dịch COVID-19.
Thời gian qua, lực lượng Công an An Giang đã làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, xứng đáng là “lá chắn thép” giữ gìn biên giới Tây Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân.
Để thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa quản lý, bảo vệ biên giới, vừa phòng, chống dịch COVID-19, Bộ đội Biên phòng tỉnh, cán bộ chiến sĩ lực lượng Công an tỉnh liên tục tăng cường lực lượng, phương tiện, vật chất, thành lập 211 chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cán bộ, chiến sĩ vượt qua nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao, đảm bảo ứng trực 24/24, siết chặt biên giới dựng lên "luỹ thép" vững vàng nơi tuyến đầu biên giới, không để sót lọt bất kỳ đối tượng nào xuất, nhập cảnh trái phép và các loại tội phạm hoạt động, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan qua biên giới. Đồng thời, phát động “Mỗi người dân là một chiến sĩ” quyết tâm bảo vệ thành quả phòng, chống dịch COVID-19 ở vùng biên giới Tây Nam.
LTS: An Giang là tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc, có 100km đường biên giới giáp với 2 tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia). Thời gian qua, quán triệt, nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, Đảng bộ, chính quyền An Giang đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước thành hành động cụ thể, hợp lòng dân. Đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, xây dựng lực lượng Đảng bộ trong sạch vững mạnh khu vực biên giới, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Trên 60 thanh niên tình nguyện, đoàn viên, thanh niên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề An Giang, Trường Cao đẳng Y tế An Giang và các địa phương phối hợp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã tham gia lấy mẫu test nhanh trong cộng đồng tại địa phương có dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, như: Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Tân Phú, Bình Thạnh…, nhằm góp phần cùng địa phương phòng, chống dịch, sớm trả lại cuộc sống bình thường cho người dân…
Thấy chúng tôi đến thăm, ông Huỳnh Văn Điều (sinh năm 1933, bí danh Ba Thành, ngụ xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên) vội kêu người nhà đem bức ảnh ông nắm tay Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra khoe. Bức ảnh quý bị thất lạc một thời gian dài, nay mới trở về với ông. Đằng sau đó cũng là một câu chuyện quý, không thể phai nhạt trong tâm trí người cán bộ lão thành cách mạng.