Những ngày qua, các trường học, cơ sở giáo dục trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), thể hiện sự tri ân, đối với thầy, cô giáo - những người đã tận tình, chăm sóc, giảng dạy các thế hệ học sinh, sinh viên có được nền tảng tri thức tốt nhất để bước vào đời, trở thành công dân có ích cho xã hội.
“Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, “chống dịch như chống giặc”. Nhưng so với thời chiến, chúng ta hiện nay có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện, con người. Chính vì thế, không thể nào không thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 được. Nếu không thể thắng, đó là lỗi thuộc về chúng ta, chẳng phải do khách quan” – đại tá Phạm Thành Nghĩa, Phó Chỉ huy trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, chia sẻ.
Trong đội ngũ làm nhiệm vụ, biết bao người lính đã gác lại tình riêng, chấp nhận vất vả, nhường lại mọi điều tốt đẹp nhất cho nhân dân. Họ tạm xa gia đình, tạm hoãn đám cưới, người thân đau ốm cũng chỉ thăm hỏi qua điện thoại. Họ muốn được ôm đứa con bé bỏng mới sinh vào lòng, muốn có giấc ngủ thật ngon sau chuỗi ngày tuần tra biên giới 24/24 giờ... Nhưng, họ hiểu rất rõ, lúc này Tổ quốc đang cần họ, phải giữ vững một trong những lời thề của quân nhân: “…dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, kinh lá buông ẩn chứa những nét đẹp tinh túy trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Đây là nơi lưu giữ những giá trị tri thức cũng như sự sáng tạo độc đáo được người Khmer lưu giữ qua nhiều thế hệ.
“Giặc” COVID-19 đã phá hoại cuộc sống bình yên của cả cộng đồng. “Nhà” không còn là căn nhà cụ thể của riêng ai, mà là toàn dải biên cương của Tổ quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc” (“Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ”, đăng trên báo Cứu quốc, số 77, ngày 29-10-1945). Để chống “giặc”, rất nhiều lực lượng cùng sát cánh với người lính ở tuyến đầu, chẳng nề hà gian khổ, khó khăn.
Gần 300 ngày, cán bộ chiến sĩ ở mọi miền đất nước tham gia cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù vô hình. Ở khu vực biên giới Tây Nam, An Giang gồng mình chống dịch COVID-19, với gần 100km đường biên giáp Vương quốc Campuchia. Loạt phóng sự này như nhật ký của tác giả về “cuộc chiến” ở vùng biên trọng điểm của Tổ quốc, gom góp những câu chuyện tuyệt đẹp về người lính thời bình. Người viết tin rằng, phẩm chất “vì nhân dân phục vụ”, thông điệp “văn hóa quân sự” của Bộ đội Cụ Hồ đã thể hiện rõ nét trong từng ý chí và hành động, càng vun đắp thêm sự tin yêu của nhân dân với Đảng, với Tổ quốc, với Quân đội.
Cùng với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức hàng năm, TP. Châu Đốc (An Giang) còn nổi tiếng với đặc sản mắm. Thật không ngoa khi cho rằng, Châu Đốc là “Vương quốc” mắm của Nam Bộ, bởi ở đây có nhiều cơ sở chế biến hàng chục loại mắm khác nhau. Với nhiều hương vị độc đáo, mắm Châu Đốc là một trong những món quà không thể thiếu khi du khách đến tham quan, du lịch.
Điểm tô cho những con phố thời điểm này là những cánh hoa tươi thắm đua nhau khoe sắc, chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi rất sôi động và đa dạng. Ấy vậy mà, có những phận hồng vì vất vả mưu sinh nên không thể hưởng trọn niềm vui ngày đặc biệt này. Đôi khi vì mưu sinh, gánh nặng "cơm áo, gạo tiền" mà niềm vui ấy trở nên quá xa vời.
Trong một lần đến chùa Svay Ta Hon (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang), tôi khá bất ngờ khi bắt gặp 2 cây vải thiều 300 năm tuổi. Có lẽ, đây là cây vải thiều to lớn nhất mà tôi từng thấy.
Dân miền Tây "trông đứng trông ngồi" mùa nước nổi bởi không chỉ có những lợi ích mà con nước đỏ nặng phù sa mang lại, mà còn là những đặc sản được gọi tên từ lâu. Dù là dùng để làm nên những bữa cơm đạm bạc trong khói lam chiều hay để chiêu đãi khách phương xa thì món cá linh non, bông điên điển, cua đồng... không thể nằm ngoài danh sách những món đặc sản mùa nước nổi.
Phát huy những kết quả đạt được, trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên, nền nếp gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hệ thống chính trị và các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam…, góp phần tạo sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, xem đó là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận nhằm bảo vệ đường lối, Cương lĩnh lãnh đạo của Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Sắp hết tháng 8 (âm lịch), nhưng mực nước đầu nguồn An Phú, Tân Châu (An Giang) vẫn còn thấp hơn khoảng 1m so cùng kỳ năm trước. Mùa lũ vốn là cơ hội mưu sinh của người dân đầu nguồn. Nên khi lũ không về, nguồn lợi thủy sản khan hiếm khiến cuộc sống của người dân thêm vất vả.
Mùa nước nổi - một đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, nước từ đầu nguồn đổ về, len lỏi qua từng nhánh sông, đem theo phù sa, cá tôm cho người dân vùng đồng bằng. Hơn thế nữa, mùa nước nổi về còn mang theo cả ký ức về những món ăn quê khiến ai đi xa cũng phải nhớ, vì nơi đó có cả một vùng trời tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Việc đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở An Giang ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa lớn trong toàn xã hội. Từ đó xuất hiện hiện nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được nhân dân tin yêu, quý trọng và được nhân rộng.
An Giang đứng đầu cả nước về vận động mua xe cứu thương miễn phí chuyển bệnh nhân từ thiện, với tổng cộng gần 200 chiếc. Ở vùng đất cuối cùng Tây Nam Tổ quốc, người người, nhà nhà tham gia đóng góp mua xe chuyển viện, trở thành một phong trào đầy tình nhân ái giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Đây là tỉnh được Trung ương đánh giá cao về phong trào mua xe từ thiện, được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước học tập kinh nghiệm.
LTS: Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, An Giang có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh trên khu vực biên giới Tây Nam Bộ, có đường biên giới dài trên 100 km giáp với 2 tỉnh Tà Keo và KanDal (Campuchia). Qua 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) An Giang đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Qua việc học tập và làm theo Bác, nhiều điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương, nhân rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Đảng bộ.
Ngày 6-10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức Hội thao Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) lực lượng vũ trang địa phương tỉnh năm 2020.
Giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, trước mỗi kỳ họp Quốc hội khóa XIV, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang có buổi tiếp xúc, gặp gỡ Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành. Qua các buổi “tiếp xúc cử tri đặc biệt” thường lệ này, nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị được tỉnh An Giang gửi gắm đến các vị ĐBQH, nhằm giúp tỉnh có thể tháo gỡ, giải quyết một số vấn đề bức thiết hiện nay. Cũng từ đó, vai trò của Đoàn ĐBQH và từng đại biểu ĐBQH được nâng lên, thể hiện rõ nét hơn trước, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.
Theo lời kể của những người bạn địa phương, tôi đã thực hiện một chuyến lên núi Kéc (xã Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang) để tận mắt chứng kiến bầy khỉ hoang. Quả thật, bầy khỉ đang sinh sống ở đây đã trở nên khá đặc biệt với những du khách hành hương.