Kết quả tìm kiếm cho "BĐKH"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 80
ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua nông dân TX. Tân Châu mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để nâng cao hiệu quả sau mỗi mùa vụ.
Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp, nhiều nông dân đã và đang ứng dụng nhiều giải pháp tổ chức sản xuất, lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện thời tiết... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), do Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức, nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bền vững. Đây còn là dịp để nhà nghiên cứu, chuyên gia, người làm chính sách cùng tìm giải pháp ứng phó BĐKH.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có An Giang. Do đó, việc hỗ trợ nông dân thực hiện các biện pháp canh tác thích ứng với BĐKH đang là nhiệm vụ thiết yếu, nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp trong tương lai.
Thời gian qua, tình trạng giông lốc, sạt lở, sụt lún đất trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà ở, cây trồng, đất đai của người dân. Nhất là, thời tiết đang mùa mưa, bão, lũ từ thượng nguồn đổ về… nên nguy cơ giông lốc, sạt lở, sụt lún bờ sông có thể xảy ra.
Mùa mưa, lũ đang đến, dự báo diễn biến phức tạp nên sẽ có nguy cơ cao xảy ra mưa lớn, giông lốc, sét, sạt lở đất. Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự (BĐKH-PCTT&PTDS) huyện An Phú, UBND cấp xã tiếp tục triển khai nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Khi trạng thái El Nino (pha nóng) kéo dài và chuyển sang La Nina (pha lạnh), diễn biến thời tiết càng phức tạp. Sau những đợt nắng nóng với nhiệt độ cao kỷ lục, tình hình mưa bão, giông lốc diễn biến nguy hiểm, khó lường hơn, đòi hỏi sự chủ động trong công tác ứng phó.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
“Dự án “Nghiên cứu về đồng bằng” được thiết kế trong 5 năm (từ 2019 - 2024), với mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Nghiên cứu và áp dụng các mô hình sử dụng tài nguyên hợp lý, vận hành hiệu quả cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương và giới khoa học để tạo ra những kiến thức mới và các chính sách ứng dụng" - PGS.TS Võ Văn Thắng (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) cho biết.
45 năm xây dựng và phát triển, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) An Giang đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh, cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ cho lãnh đạo tỉnh hoạch định các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển các lĩnh vực. Hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ là một trong giải pháp thiết thực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công nghệ.
Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”. Qua đó, kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH), bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Theo các chuyên gia, thay vì cứ lo lắng về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo của Campuchia (tạm gọi là kênh đào Phù Nam), cần chủ động tìm giải pháp thích ứng cho vùng ĐBSCL, đặc biệt là giải pháp tổng thể về bổ sung nguồn nước, vận hành, trữ nước để “sống chung” với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, kể cả những dự án nhân tạo của các quốc gia lưu vực sông Mekong.