Kết quả tìm kiếm cho "mô hình nuôi cá chạch lấu"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 55
Sau lần đầu tiên An Giang “mở hàng” tổ chức thành công Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp khu vực sông Hậu vào năm 2022, đến lượt TP. Cần Thơ vừa đăng cai thực hiện năm 2023 (năm 2024 tỉnh Đồng Tháp đăng cai), hoạt động thả cá quy mô lớn được tổ chức xoay vòng tại khu vực giáp ranh giữa 3 địa phương trên sông Hậu. Từ đó, tạo thói quen thả cá bài bản, có tổ chức, được tuần tra bảo vệ, hạn chế tình trạng phóng sinh tự phát, “trên thả dưới bắt”, cá chết sau khi thả, gây phản cảm ở một số nơi thời gian qua.
Từ nhiệm vụ cụ thể, giải pháp tập trung, quyết liệt, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Trong xu hướng số hóa toàn cầu, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của An Giang càng có cơ hội phát huy thế mạnh. Nếu những lần đột phá nông nghiệp trước đây mang tính chất thủ công, dựa vào chủ trương, quyết tâm và sức lao động là chính thì trong thời đại mới, đột phá nông nghiệp, du lịch phải dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), khoa học và công nghệ (KH&CN)…
Là địa phương có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành quan tâm cơ cấu lại ngành hàng nông nghiệp, phù hợp điều kiện của từng địa phương. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mùa nước nổi, vùng đầu nguồn An Phú, Tân Châu (tỉnh An Giang) có rất nhiều nghề mưu sinh “ăn theo” con nước. Không chỉ mang lại thu nhập cho cư dân vùng lũ, mùa nước nổi còn là thú vui cho người yêu thiên nhiên, thích trở về với “hương đồng, gió nội”, được đắm mình trong không gian mênh mông sông nước, được thả lưới, giăng câu.
Càng gần đến thời điểm cuối năm 2022, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) càng nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thách thức; đồng thời đề ra những giải pháp quan trọng nhằm đưa nền kinh tế phục hồi và phát triển, hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.
Về lại vùng căn cứ cách mạng An Hòa Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) trong những ngày tháng 8 lịch sử, dễ nhận ra nhiều sự đổi thay từ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đến tập quán sản xuất. Chính điều này đã làm cho đời sống người dân trên địa bàn không ngừng được nâng lên.
Tháng 8, dòng sông Hậu ngả màu ngầu đục, cũng là lúc những “ngư phủ” tất bật dùng vợt xúc cá sát, kiếm thêm thu nhập. Cá sát sông thuộc loại da trơn, muốn khai thác được nhiều, ngư dân phải canh theo con nước...
Khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với đổi mới sáng tạo là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 5 năm qua, An Giang đã chuyển giao trên 280 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh và cơ sở. Kết quả đã tạo ra chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Chiều 18/5, tại trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang (chùa Quảng Đức, TP. Long Xuyên), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang phối hợp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang (AFA) tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giai đoạn 2022-2025.
Khi công tác phối hợp được thực hiện đồng bộ, thống nhất, hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy sản thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức, doanh nghiệp (DN), người dân, tín đồ tôn giáo. Những loài thủy sản được chọn thả là những loài giúp bảo tồn đa dạng sinh học, có giá trị kinh tế, mang lại lợi ích cho cộng đồng; giảm thiểu phát tán những loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại, ảnh hưởng môi trường sinh thái.
Được phát triển cách đây hơn 2 năm, mô hình nuôi cá chạch lấu (xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.