Kết quả tìm kiếm cho "xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 310
Với mục tiêu đưa trái cây An Giang đến với những thị trường tiềm năng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tăng cường phối hợp cùng các ngành, địa phương xây dựng vùng chuyên canh và kết nối đối tác để thực hiện liên kết tiêu thụ, hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Hội Nông dân huyện Tri Tôn vừa tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, lần thứ X, giai đoạn 2022 - 2024. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tri Tôn Phan Văn Sương cùng 130 đại biểu đại diện cho 3.219 nông dân giỏi toàn huyện đã đến dự.
Thổ nhưỡng An Giang thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ăn trái. Thời gian qua, hoạt động liên kết, tiêu thụ cây ăn trái được quan tâm; doanh nghiệp (DN) đầu tư, xúc tiến liên kết tại các vùng chuyên canh phát triển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chưa bằng lòng với thành quả đạt được, tỉnh đang ấp ủ giấc mơ đem “cây nhà lá vườn” vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, phủ rộng trên thế giới.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.
Nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Thời gian qua, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh An Giang không ngừng được củng cố, phát triển, trọng tâm là hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Liên kết theo chuỗi giá trị có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Thời gian qua, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đẩy mạnh sản xuất cây ăn trái gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm… đạt nhiều kết quả.
Thời gian qua, An Giang thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tỉnh có chiến lược phát triển KH&CN phù hợp xu thế chung và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp An Giang tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến liên kết, tiêu thụ cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, ngành quan tâm tăng cường mối liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để sản xuất ổn định, tăng giá trị nông sản và đảm bảo đầu ra ổn định cho cây ăn trái.
Chiều 7/6, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì Hội nghị sơ kết hoạt động ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Để gia tăng giá trị nông sản theo hướng bền vững, cần có sự tham gia của doanh nghiệp (DN) trong liên kết xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng.