Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết như vậy tại buổi lễ Khai giảng khóa đào tạo giảng viên Quốc gia về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sáng 8/12 tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Từ năm 2000, cùng với sự hỗ trợ của FAO, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), tổ chức DANIDA và nhiều tổ chức Phi chính phủ, quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) được cụ thể hóa thành các chương trình 3 giảm 3 tăng, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), 1 phải 5 giảm, trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu, bảo tồn và ứng dụng nguồn gen cây trồng ở cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, giảm thiểu mối nguy do thuốc bảo vệ thực vật… để phổ biến rộng rãi ứng dụng IPM và tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, tình trạng nông dân lệ thuộc vào thuốc BVTV, phân bón hóa học đang có xu hướng ngày càng tăng. Ảnh: Minh Ngọc
IPM cũng đã được xây dựng thành các quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng cây trồng trong sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GAP/VietGAP như lúa, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp...
Tổng kết hiệu quả của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sau 20 năm thực hiện (từ năm 1992-2012) ở những diện tích áp dụng IPM, số lần sử dụng thuốc trừ dịch hại giảm so với ruộng sản xuất theo tập quán cũ của nông dân từ 50- 70%, nhiều địa phương giảm 70-80%; riêng cây lúa lượng giống giảm 10-30% (áp dụng SRI giảm 50-90% giống); lượng phân đạm sử dụng giảm từ 15-20%, giảm 1/3 lượng nước tưới; năng suất lúa tăng từ 8 - 10%, lãi thu tăng 15-20% so với ruộng nông dân truyền thống, diện tích áp dụng SRI giảm phát thải khí nhà kính 20-30%, ngoài ra còn làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với dịch hại và điều kiện thời tiết bất thuận.
Duy trì an toàn đối với dịch rầy nâu hại lúa trên phạm vi cả nước trong khoảng thời gian dài (1994 – 2005); Kỹ thuật IPM được lồng ghép trong các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, GAP, góp phần thúc đẩy phát triển chương trình này ở các địa phương. IPM được đánh giá là một chương trình góp phần nâng cao dân trí, kỹ năng sản xuất và xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, góp phần đắc lực vào chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững.
Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), số lượng giảng viên IPM do Cục BVTV phối hợp với FAO đào tạo ở các tỉnh còn thiếu nghiêm trọng, nhiều tỉnh chỉ còn 1-2 cán bộ giảng viên, thậm chí có những tỉnh Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh không còn giảng viên TOT như Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Gia Lai, Thừa Thiên Huế…
Mặc dù IPM có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất, tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức cho nên việc duy trì ứng dụng IPM ở các địa phương còn rất hạn chế, thiếu liên tục, thiếu gắn kết trong quy trình chỉ đạo sản xuất ở nhiều địa phương, đặc biệt là từ 2006 đến nay. Bởi vậy, tình trạng nông dân lệ thuộc vào thuốc BVTV, phân bón hóa học đang có xu hướng ngày càng tăng, hệ lụy là sự phát sinh, phát triển của dịch hại trên diện rộng trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, và gây mối nguy về an toàn thực phẩm.
Năm 2020, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức 02 lớp TOT trên lúa cho 60 học viên đến từ 28/63 tỉnh và 300 học viên nông dân của tỉnh Hưng Yên và Tiền Giang.
Mặc dù vậy, theo thống kê mới nhất (năm 2021) số lượng giảng viên IPM do Cục BVTV phối hợp với FAO đào tạo ở các tỉnh còn thiếu nghiêm trọng, nhiều tỉnh chỉ còn 1-2 cán bộ giảng viên, thậm chí có những tỉnh Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh không còn giảng viên TOT như Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Gia Lai, Thừa Thiên Huế…
Thí nghiệm sử dụng nấm xanh Metarhizium phòng trừ rầy trên cây lúa. (Ảnh: Cục BVTV).
Trước tình hình cấp thiết đó, ngày 29/4/2021, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 1872/BNN-HTQT Phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật "Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp".
Mục tiêu của Dự án nhằm tăng cường an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và bền vững môi trường thông qua tăng cường năng lực của hệ thống bảo vệ thực vật. Trong đó các hoạt động của Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng chương trình và tài liệu huấn luyện giảng viên Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) để nâng cao năng lực cho giảng viên và các cán bộ liên quan nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (NP- IPHM).
Theo đó, tổ chức thí điểm 02 lớp TOT-IPHM đào tạo 60 giảng viên quốc gia để đánh giá chương trình và tài liệu, từ đó củng cố, hoàn thiện chương trình, tài liệu IPHM; xây dựng được Chương trình và bộ tài liệu tập huấn IPHM cho cán bộ giảng viên nòng cốt và cán bộ bảo vệ thực vật và bổ sung kiến thức cho lực lượng giảng viên TOT – IPM hiện có; đồng thời các trường đại học, cao đẳng cũng bổ sung vào chương trình đào tạo sinh viên khối kỹ thuật nông nghiệp để xây dựng lực lượng cán bộ IPHM trong tương lai.
Ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện FAO Việt Nam cho biết, Việc đảm bảo sức khỏe cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Minh Ngọc
Về phía FAO, ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện FAO Việt Nam chia sẻ: "Việc đảm bảo sức khỏe cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay". Trong quá trình triển khai kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng trách nhiệm, minh bạch, bền vững tại Việt Nam. Hệ thống lương thực thực phẩm phải giải quyết các thách thức về đói nghèo, suy dinh dưỡng và phát triển bền vững.
Từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, FAO đã thông qua chiến lược hoạt động toàn cầu, trong đó Chính phủ Việt Nam là thành viên. Với mục tiêu, trong vòng 10 năm tới, chuyển đổi sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng có khả năng chống chịu tốt hơn đối với các rủi ro, bền vững, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau…
FAO cũng chủ trương thúc đẩy 4 nội dung trụ cột: Cải thiện về dinh dưỡng; môi trường; sản xuất; cuộc sống cho cư dân trên toàn thế giới, nhất là các hộ nông dân.
Trong giai đoạn 2022-2025, FAO dự kiến sẽ ưu tiên thực hiện 3 mục tiêu phát triển bền vững: Giảm nghèo, xóa đói và đảm bảo công bằng trong phân phối lương thực thực phẩm.
Trên cơ sở sự hợp tác rất thành công giữa Bộ NNPTNT, Cục BVTV, các địa phương và người dân với FAO trong thực hiện IPM. Trước những yêu cầu mới đối với Việt Nam trong việc đưa nền nông nghiệp tích hợp vào kinh tế vĩ mô và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp" ra đời, nhằm nâng cao năng lực thể chế cho hệ thống BVTV, phục vụ cho công tác quản lý IPM. Nâng cấp IPM thành công cụ mới trong nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, kiểm soát rủi ro, dịch hại bằng các công nghệ mới", ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện FAO Việt Nam.
Theo Dân Việt