Các đại biểu tham gia hội nghị
Đại biểu trao đổi tại hội nghị
Theo đó, có 19 người được lấy phiếu tính nhiệm, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, trưởng các ban của HĐND huyện; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND và các ủy viên UBND huyện. Quá trình lấy phiếu tín nhiệm tiến hành theo 7 bước, được quy định tại Nghị quyết 96/2023/QH15 của Quốc hội.
Nếu kết quả người được lấy phiếu tín nhiệm có từ quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Thường trực HĐND huyện trình HĐND huyện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm 2023 hoặc kỳ họp gần nhất.
Còn nếu người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 trong tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để HĐND huyện tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp cuối năm 2023.
Ngoài ra, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Nguyễn Thị Phương Lan phát biểu tại hội nghị
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Nguyễn Thị Phương Lan cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cán bộ lãnh đạo. Do đó, quá trình tiến hành lấy phiếu tín nhiệm phải đảm bảo đúng quy định, đúng trình tự thời gian theo kế hoạch. Các cá nhân khi viết báo cáo và kê khai tài sản, thu nhập phải khách quan, trung thực.
N.C