Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sẽ có 8 thay đổi lớn trong chính sách mà người lao động cần lưu ý:
Làm thủ tục lĩnh bảo hiểm thất nghiệp tài sàn giao dịch vệ tinh huyện Đông Anh (Hà Nội).
1. Bổ sung quy định về mức lương tối thiểu vùng theo giờ
Hiện nay, Chính phủ mới chỉ công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng (Hiện hành áp dụng theo Nghị định141/2017/NĐ-CP). Tuy nhiên với những người lao động (NLĐ) làm công việc bán thời gian cho doanh nghiệp thì chưa có quy định mức lương tối thiểu theo giờ.
Như vậy, việc bổ sung quy định về mức lương tối thiểu vùng theo giờ sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nhóm này cũng như đảm bảo tính linh hoạt của thị trường lao động.
2. Tăng lương tối thiểu vùng trong giai đoạn 2018-2020
Đối với giai đoạn này, mục tiêu của Nhà nước là thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ (không phải là nhu cầu sống tối thiểu như hiện hành)
3. Bãi bỏ lương cơ sở, áo dụng 5 bảng lương mới
Phương án cải cách chính sách tiền lương đối với NLĐ làm việc tại khu vực công sẽ bãi bỏ lương cơ sở và áp dụng 5 bảng lương mới từ năm 2021 sau đây:
Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
Bảng lương chuyên mon, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
Bảng lương sĩ quan quân đội, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an
4. Bãi bỏ 5 loại phụ cấp (khu vực công )
Cùng với việc xây dựng 5 bảng lương mới, thì Nhà nước sẽ tiến hành bãi bỏ 5 loại phụ cấp đó là:
Phụ cấp thâm niên nghề (từ quân đội, công an, cơ yếu đề bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
5. Bổ sung 4 nhóm đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc
Ngoài những đối tượng hiện đang phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì tới đây, sẽ mở rộng đối tượng bắt buộc đóng bao gồm:
-Chủ hộ kinh doanh,
-Người quản lý doanh nghiệp
-Người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương
-Người lao động đi làm việc theo chế độ linh hoạt.
6. Giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm
Nhằm tạo điều kiện cho NLĐ cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH thì Nhà nước sẽ tiến hành giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm và tiến tới chỉ còn 10 năm để được hưởng lương hưu.
7. Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH
Nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì tới đây, chính sách BHXH sẽ có bước sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lượng của người lao động.
8. Sửa đổi luật để giảm tình trạng hưởng BHXH 1 lần
Việc sửa đổi nêu trên sẽ được thực hiện theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.
Bên cạnh đó sẽ sửa đổi các quy định để khuyến khích NLĐ tham gia BHXH thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với NLĐ muốn nhận chế độ hưu trí sớm.
Theo XC (Báo Tin tức)