Xã Thoại Giang (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang từng bước xây dựng nông thôn mới (NTM) thông minh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng NTM hiệu quả và bền vững.
Thời gian qua, xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã nỗ lực thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới (NTM), nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), An Giang có đến 108/120 xã nông thôn đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 90%). Qua 10 năm nỗ lực, đến năm 2020 tỉnh có 3/11 đơn vị cấp huyện (huyện Thoại Sơn, TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM/đạt chuẩn huyện NTM; 61/119 xã NTM, 17 xã NTM nâng cao, 6 ấp NTM; không còn xã dưới 9 tiêu chí. Chương trình xây dựng NTM đã lan tỏa vào đời sống của người dân và được sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội.
Huyện Châu Thành đang phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 3 xã, thị trấn được công nhận đô thị loại IV và trở thành huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh An Giang.
Nhiều cử tri, đại biểu HĐND tỉnh An Giang quan tâm, đề nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong tỉnh. UBND tỉnh vừa tổng hợp, có ý kiến giải trình.
Thời gian qua, nhiều tuyến đường nông thôn được lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ An Giang. Mỗi công trình mang tên “Thắp sáng đường quê” được hoàn thành, đưa vào sử dụng vừa phục vụ cho việc đi lại thuận tiện của người dân vào ban đêm, vừa góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự (ANTT), thay đổi diện mạo nông thôn.
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, tại buổi làm việc với TX. Tân Châu xung quanh lộ trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn và những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ.
Là địa phương được chọn xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) trong năm 2022, xã Phú Lâm đã tập trung lãnh, chỉ đạo để cả hệ thống chính trị góp sức hoàn thiện các tiêu chí. Cùng với những chuyển biến tích cực ở vùng nông thôn, địa phương còn tranh thủ sự hỗ trợ, hướng dẫn từ cấp trên để vừa đẩy nhanh tiến độ, vừa tháo gỡ khó khăn khi thực hiện bộ tiêu chí mới ban hành.
Những con đường sạch đẹp, với 2 bên đường là những luống hoa rực rỡ sắc màu là những hình ảnh dễ bắt gặp khi đến xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Những tuyến đường hoa không chỉ góp phần tạo nên không gian sống thoáng đãng, cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, trở thành điểm nhấn cho vùng quê nông thôn mới (NTM).
Giai đoạn 2016-2021, An Giang đã tập trung thực hiện tốt chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật là các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng NTM ở các địa phương.
Chiều 12/10, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (tỉnh An Giang) Lê Phước Dũng và Chủ tịch UBND huyện Võ Chí Trung đã kiểm tra kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Vĩnh Thành.
Không chỉ tập trung sản xuất - kinh doanh (SXKD), phát triển kinh tế gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nông dân ở các địa phương còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ, ủng hộ vật chất, ngày công lao động trong xây cầu, làm đường nông thôn, cất nhà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn…
Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) Vĩnh Lợi nỗ lực vượt khó, phát huy tối đa thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân.
Huyện biên giới An Phú (tỉnh An Giang) luôn xem việc ưu tiên nâng cao thu nhập và đời sống của người dân theo đúng ý nghĩa thiết thực của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đề ra nhiệm kỳ 2020-2025. Để đạt mục tiêu, địa phương đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, chủ động khắc phục khó khăn, xây dựng lộ trình cụ thể, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng năm.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, hợp với lòng dân. Là địa phương đi đầu trong xây dựng NTM, tiến tới NTM nâng cao của tỉnh, huyện Thoại Sơn đã phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trên mọi lĩnh vực.
Tân Tuyến là xã đầu tiên của huyện Tri Tôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Đây là động lực để huyện Tri Tôn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, vươn lên thoát khỏi danh sách huyện nghèo.
Cùng với các địa phương khác trong toàn tỉnh, xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu) đang huy động mọi nguồn lực, dồn sức thực hiện cho bằng được các tiêu chí, chỉ tiêu cuối cùng (theo bộ tiêu chí mới) để đến cuối năm nay, địa phương được công nhận xã nông thôn mới (NTM).
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí để được thẩm định, công nhận xã nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2022. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) phát triển.
Thời gian qua, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã tập trung huy động các nguồn lực xã hội cùng với ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cầu giao thông nông thôn ngày càng đồng bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).