Kết quả tìm kiếm cho "Cậu bé người Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 325
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có địa hình “bán sơn địa”, với sông nước hữu tình, núi non kỳ vĩ, đồng ruộng phì nhiêu. Đặc biệt, con người An Giang hào sảng, nghĩa tình, luôn tạo ấn tượng đẹp trong lòng bè bạn gần xa. Cũng chính những con người ấy đã xây dựng nên một nền văn học - nghệ thuật (VHNT) phát triển, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ.
Chiều về, rảo một vòng qua vùng thôn quê, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn, trẻ em quây quần vui chơi trên cánh đồng sau mùa gặt. Bất giác, chúng tôi nhớ quay quắt một mảnh hồn quê yên ả!
Những năm qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thông qua thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc được nâng lên rõ rệt.
Tọa lạc tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn), chùa Svay Đon Cum thể hiện được tình keo sơn gắn bó giữa 2 dân tộc Kinh - Khmer trên đất An Giang trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chùa còn có tên gọi khác là chùa B52, bởi lưu giữ dấu tích tàn phá của bom từ máy bay B52 do Mỹ thả xuống.
Sự phong phú, đa dạng của những món ngon dân dã, mộc mạc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng khiến du khách và người yêu ẩm thực không thể nào quên khi một lần thưởng thức. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để quảng bá, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với An Giang.
Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội (MXH) không chỉ là công cụ giao tiếp, giải trí, mà còn là phương tiện truyền thông mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch (DL).
Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch (VH,TT,DL) đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân đến xem, cổ vũ. Đây là hoạt động ý nghĩa, là “cầu nối” để đồng bào DTTS Khmer trong tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đồng thời, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Thông qua nhiều nguồn vận động và sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm, tổ chức và cá nhân, huyện Tri Tôn đã xây cất và bàn giao hàng trăm ngôi nhà Tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết, Mái ấm nghĩa tình... Những căn nhà mới khang trang thay thế nhà cây xiêu vẹo, nhà tạm, dột nát đã chạm tới giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” của hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer trên địa bàn huyện…
Ngày 2/4, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn chủ trì cuộc họp với các ngành và UBND thị trấn Tri Tôn, UBND xã Núi Tô triển khai công tác hậu cần và an ninh trật tự phục vụ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tỉnh An Giang lần XIV năm 2025.
Nằm ở khu vực Tây Nam Bộ, An Giang không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm hồn quê dân dã, bình dị với những con người mộc mạc.
Nguồn gốc pho tượng và lai lịch Bà Chúa Xứ núi Sam mãi là bí ẩn lịch sử, nhưng hàng thế kỷ qua luôn là chỗ dựa tinh thần mãnh liệt của người dân.
Với lợi thế về địa hình tự nhiên và nhiều dân tộc, tôn giáo cùng chung sống lâu đời với những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua lễ hội văn hóa dân tộc, ẩm thực, làng nghề thủ công truyền thống, công trình kiến trúc độc đáo đã góp phần tạo nên thế mạnh đặc thù để An Giang phát triển du lịch (DL).