Kết quả tìm kiếm cho "VietGap"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 832
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Từ năm 2019 đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã tập trung xây dựng, phát triển các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, giúp hình thành liên kết trong phát triển kinh tế tập thể, xây dựng hình ảnh người nông dân An Giang năng động, sáng tạo, phấn đấu làm giàu trên chính quê hương mình.
Thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi”, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân huyện Châu Phú tham gia. Qua đó, tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Kênh Thoại Hà thuộc loại kênh đào sớm nhất ở miền Nam, có vị trí quan trọng trong giao thông vận tải đường sông, phát triển nông nghiệp, hình thành thôn làng, dân cư...
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.
Tận dụng thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) chuyển dịch cơ cấu cây trồng, không ngừng đổi mới tư duy canh tác, liên kết, hợp tác trong sản xuất - kinh doanh. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ nay đến cuối năm 2024 và chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung trong tỉnh chưa đáp ứng đủ. Ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) An Giang tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nuôi tăng đàn, tận dụng cơ hội thị trường.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn.
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh An Giang đã lan tỏa sâu rộng, phát huy tiềm năng, thế mạnh những sản vật, ngành nghề truyền thống tại mỗi địa phương theo hướng phát triển nội lực, tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm.
Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này. Ở đây, dù không có đường bờ biển dài và đẹp như thành phố Vũng Tàu nhưng thành phố Bà Rịa gây thương nhớ cho du khách bởi những miệt vườn sầu riêng trĩu quả bên cạnh các địa danh lịch sử như núi Đất, núi Thị Vải, núi Dinh, địa đạo Long Phước...
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường ngày càng cao về các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất với kỳ vọng tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.