Chiều 28/11, triển lãm “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” đã được khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Hơn 100 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài đặc sắc trưng bày tại triển lãm tại Bảo tàng Đà Nẵng góp phần bảo tồn, quảng bá thương hiệu, giá trị của sơn mài Việt Nam.
Ngày 28/11, tại chương trình tổng kết "Ngày hội sắc màu" năm 2022, Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam - Mừng Đại hội Đoàn" được xác lập kỷ lục Việt Nam về cuộc thi có số lượng tranh vẽ của thiếu nhi tham gia nhiều nhất.
Tối 27/11, tại Quảng trường Hùng Vương, tỉnh Bạc Liêu long trọng khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 (gọi tắt là Ngày hội) với chủ đề “Bạc Liêu kết nối tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Sáng 28/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội diễn ra trong hai ngày (28 - 29/11).
Chiều 26/11, tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khai mạc triển lãm mỹ thuật Phật giáo với chủ đề “Sen đầu hạ” lần thứ 8, chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Ngày 26/11, tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, các thí sinh hoa hậu Du lịch thế giới năm 2022 đã tham gia trải nghiệm nghệ thuật Xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
Hai di sản "Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng" và "Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)" được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ghi danh.
Sáng 25/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012.
Với bề dày lịch sử hơn 700 năm xây dựng và phát triển, Thừa Thiên - Huế sở hữu hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, hơn 500 lễ hội, hàng vạn hiện vật, cổ vật quý hiếm, đặc biệt nổi tiếng với 7 di sản thế giới được UNESCO vinh danh.
Theo thông tin từ đoàn làm phim, bộ phim “578: Phát đạn của kẻ điên” của đạo diễn Lương Đình Dũng đã có buổi chiếu ra mắt tại Liên hoan phim Tallinn Black Nights vào tối 22/11 (giờ địa phương). Sau buổi chiếu, đông đảo khán giả đã dành cho ê-kíp làm phim những tràng pháo tay và ở lại chờ giao lưu với đoàn.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế tổ chức trưng bày Triển lãm mỹ thuật chủ đề “Làng cổ Phước Tích qua góc nhìn của Mỹ thuật tạo hình”, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Từ ngày 1/12 tới, bộ phim tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” do Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân sản xuất sẽ chính thức phát sóng rộng rãi trên hầu hết các kênh, đài truyền hình trong cả nước. Bộ phim được công chiếu vào đúng dịp 40 năm ra đời Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc và 10 năm Luật Biển Việt Nam.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ khai mạc vào ngày 28 - 29/11/2022 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.091 đại biểu gồm: Chư tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban, Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) các địa phương; đại biểu Tăng Ni, Phật tử Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày 22/11, tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã tham gia Hội chợ quốc tế UN Bazaar 2022 do Hội phụ nữ LHQ (UNWG) tổ chức để quyên góp tiền ủng hộ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên toàn thế giới, trong đó có trẻ em Việt Nam.
Sau một năm khai quật thăm dò tại khu vực phía Đông - Bắc di tích nền Điện Kính Thiên với tổng diện tích gần 1.000 m2 thuộc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích kiến trúc mới thuộc các thời kỳ Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung Hưng, Nguyễn.
“Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” là chủ đề của Hội thảo Văn hóa 2022 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12 tới. Hội thảo có sự tham dự của khoảng 800 đại biểu.
Chiều 21/11, Nhà hát Kịch Việt Nam Công bố kế hoạch tổ chức “Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam (12/1952 - 12/2022)”.
An Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Địa bàn sinh sống của các dân tộc có sự đan xen. Sự đa dạng về dân tộc và sự giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc làm cho An Giang mang sắc thái văn hóa đặc thù riêng của vùng đất Tây Nam Bộ.