Cụ thể là cải thiện thu nhập của nhà nông, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tăng cường các giải pháp canh tác giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các đối tác, nhà nông cùng đội ngũ Bayer tham quan mô hình ForwardFarm Cần Thơ
Nông dân tiếp cận mô hình canh tác nông nghiệp hiện đại ForwardFarm
Trên nền tảng biên bản ghi nhớ (MOU) được Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) và Bayer ký kết vào tháng 8/ 2022, mô hình canh tác bền vững ForwardFarming, một sáng kiến toàn cầu của Bayer, đã lần đầu tiên được triển khai đến nhà nông trồng lúa tại khu vực ĐBSCL, tập trung vào 3 nội dung chính: Giải pháp cho cây trồng; bảo vệ môi trường, con người và hợp tác cùng nhau phát triển.
Cụ thể, Bayer và các đối tác đã ứng dụng công nghệ tiên tiến và các quy trình thực hành nông nghiệp tốt nhất nhằm cải thiện năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến nông nghiệp và các tác động tiêu cực đến môi trường, hướng đến thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Nông hộ được trang bị kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững qua ForwardFarming
Trước sự kiện ra mắt chính thức mô hình canh tác bền vững ForwardFarm Cần Thơ, Bayer Việt Nam và TTKNQG đã phối hợp triển khai tập huấn cho năm mươi cán bộ khuyến nông cùng hàng loạt buổi tập huấn cho 2.000 nhà nông tại địa phương và các khu vực lân cận về thực hành canh tác bền vững. Đây là một phần của chương trình nâng cao năng lực nhà nông địa phương trong khuôn khổ của dự án.
Các nhà nông tham gia buổi tập huấn nâng cao kiến thức thực hành canh tác bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Thời gian tới, TTKNQG đặt mục tiêu tiếp cận hơn 100.000 nhà nông nhằm tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững thông qua mạng lưới khuyến nông quốc gia trên cả hai nền tảng đào tạo trực tiếp và chia sẻ trực tuyến, ông nói: “Tôi cho rằng nâng cao năng lực cho nông dân là yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”.
Thúc đẩy tương lai hợp tác bền vững, đặt lợi ích nhà nông làm trọng tâm
Bên cạnh việc trình diễn các phương pháp thực hành canh tác tốt hướng đến nông nghiệp tái sinh cùng các giải pháp và công nghệ mới, chương trình tập huấn kỹ thuật, ForwardFarm còn hướng tới mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác đặt lợi ích nhà nông làm trọng tâm thông qua việc kết nối các đối tác với nông dân để mở rộng phổ biến kiến thức và lợi ích đến các cộng đồng nhà nông tại các khu vực khác nhau.
Tiến sĩ Lê Quốc Thanh cho biết thêm, ông đánh giá cao nỗ lực chung của các đối tác trong chuỗi giá trị của dự án và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cộng đồng nhà nông. “Quan hệ đối tác là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này đang được các đối tác trong dự án ForwardFarm thể hiện mạnh mẽ thông qua các chương trình hợp tác và các hoạt động liên kết đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nông dân sản xuất lúa”.
Stacy Markovich, Giám đốc Nhánh Khoa học cây trồng khu vực Đông Nam Á và Pakistan của Bayer chia sẻ: “Thông qua việc thấu hiểu những thách thức của nhà nông và đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nông hộ nhỏ, với sáng kiến ForwardFarming, chúng tôi mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài, cùng hỗ trợ nông dân tiếp cận kiến thức và giải pháp canh tác tiến bộ, từ đó cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập. Chúng tôi cam kết thúc đẩy phát triển bền vững qua việc khuyến khích ứng dụng các phương pháp thực hành canh tác thông minh, vừa giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vừa bảo tồn hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng đến một nền nông nghiệp tái sinh”.
Các đại diện của Bayer, TTKNQG và các đối tác tại buổi hội thảo dự án ForwardFarming
Một số đối tác chiến lược tham gia trong dự án còn có Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Các bên cam kết hợp tác chặt chẽ với mục tiêu chung là hỗ trợ nhà nông phát triển và nhân rộng các mô hình canh tác hiệu quả cao và bền vững, từ đó đảm bảo một tương lai thịnh vượng cho nông gia và cho ngành nông nghiệp.
Bài, ảnh: P.V