Không phải ngay mùa hành hương, Bảy Núi bớt đi phần nhộn nhịp, nhưng không vì thế giảm đi sức hút. Vẫn những cung đường quen thuộc, nhưng mỗi mùa, nơi đây lại được điểm tô một sắc màu hoàn toàn mới mẻ…
Cặp Tỉnh lộ 943 thuộc phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), cơ sở thủ công mỹ nghệ Chín Mỏng trở thành điểm ghé thân quen của những khách hàng yêu thích các mẫu ghe, xuồng mini để trưng bày, trang trí.
Thưởng thức nhạc theo kiểu phòng trà, quán cà phê… đã xưa rồi. Xu hướng mới là vừa ăn uống, tiệc tùng, vừa nghe những bản nhạc đi cùng năm tháng. Mô hình này vừa xuất hiện ở An Giang, đã thu hút đông đảo khách xa gần.
Cuối tháng 10 (âm lịch), nước lũ ngoài đồng xa đã rút dần ra kênh rạch rồi theo sông lớn về biển cả. Đó cũng là lúc người dân vùng lũ chờ đón vụ thu hoạch cá đồng trúng nhất vào con nước cuối mùa.
Tại TP. Long Xuyên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832 - 22/11/2022). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới về kinh tế - xã hội của An Giang, nhất là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao...
Ngày nay, Tứ giác Long Xuyên (TGLX) trở thành vựa lúa của khu vực ĐBSCL và cả nước. Tuy nhiên, nếu không có tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với chủ trương đào kênh thoát lũ ra biển Tây, có lẽ “túi phèn” TGLX khó được khai mở, vùng đất hoang vu “khỉ ho cò gáy” này khó vươn mình phát triển. Người dân nơi đây mãi nhớ ơn ông, ấn tượng với vị Thủ tướng gần dân, luôn lắng nghe và hành động.
Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022), các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh ra sức thi đua, thực hiện nhiều công trình, phần việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội…
Trong quá trình khai hoang mở cõi, Thống chế khâm sai thượng đạo đại tướng quân Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) được xem là người có những đóng góp to lớn trong quá trình bình định, mở mang cương thổ vào thời nhà Nguyễn. Ông không chỉ là một danh thần kiệt xuất, mà còn là một doanh điền xuất sắc, với những công trình mang tính chiến lược.
Lịch sử ghi chép về sự kiện mở đầu cho công cuộc khai phá vùng đất Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung của danh thần Thoại Ngọc Hầu tuy ngắn gọn, thế nhưng, tầm vóc và vị trí quan trọng của kênh Thoại Hà trong việc giao thương, vận tải, phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc...
Cù lao ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) thuộc TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), nhưng lại nằm “riêng một góc trời” giữa sông Hậu hiền hòa. Ở nơi đó, thiên nhiên và con người cùng nhau bồi đắp cho đất đai tươi tốt, cho những vườn cây trái trĩu cành...
Có một quán cà phê rất lạ ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang). Không biển hiệu, không tên, không bắt mắt, rộng rãi, mà vẫn nườm nượp khách đến uống. Kéo chân khách đến đây, bởi nhờ vào một thức uống đặc biệt, mang thương hiệu nửa thế kỷ của quán: Cà phê vợt.
Chỉ mới bén duyên với việc trồng và kinh doanh xương rồng vài năm nay, nhưng niềm đam mê và kinh nghiệm với loại cây cảnh này của anh Nguyễn Chí Cường (xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) đã được nuôi dưỡng, tích lũy từ thuở còn nhỏ.
Di tích đình Mỹ Phước là công trình kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, tọa lạc ngay trung tâm phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi đình đã gắn bó với lịch sử của thời kỳ khai mở vùng đất mới phương Nam bằng nét kiến trúc độc đáo, cổ kính…
Chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức Chương trình Caravan “An Giang - Sắc màu vùng biên”. Chương trình đã mang đến cho du khách những trải nghiệm trực tiếp, hấp dẫn tại các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang.
Trải dài theo ngọn Câu Quản (ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh - từng vang bóng một thời tồn tại theo năm tháng.
Trải qua bao năm tháng thăng trầm của thời gian, Cột dây thép ở ấp Long Thuận, xã Long Điền A (huyện Chợ Mới) vẫn như “Ánh hào quang trên dòng sông Tiền”, ghi dấu cho một tổ chức Đảng đầu tiên ra đời ở An Giang.
Chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022), thời gian qua, các địa phương, đơn vị trong tỉnh phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao... tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân.
Năm 2022, ghi nhận thêm những tháng ngày đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành hoạt động thường xuyên của cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh nhà. Bên cạnh cách làm quen thuộc là sự sáng tạo liên tục của tổ chức, cá nhân, đưa việc học tập và làm theo Bác trở nên sống động, hiệu quả.
Không khí trở nên nhộn nhịp mỗi khi xe bánh ống đi ngang qua xóm. Nhà này, nhà kia rủ nhau mang gạo, đường... để làm bánh ống. Tụi nhỏ, đứa cầm túi ny-lon trên tay nôn nao chờ tới lượt, đứa thì háo hức thưởng thức từng chiếc bánh mới xay nóng hổi, giòn, xốp, thơm lừng. Vị bánh ống quê đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ của nhiều người.