Nếu có dự định đến Long Xuyên (tỉnh An Giang) khi thành phố lên đèn, đừng bỏ qua “thiên đường” ăn vặt nơi đây. Thức ăn phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức, cùng với không gian đặc trưng phố thị, chắc chắn mang đến trải nghiệm khó quên cho người thưởng thức.
Không chỉ là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, An Giang còn được biết đến là nơi xuất thân của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, soạn giả, nghệ sĩ, ca sĩ… nổi tiếng cả nước.
Anh Nguyễn Thanh Vân (ngụ ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đôi lần chứng kiến cảnh người dân đi làm về khuya gặp sự cố hư xe, hết xăng… nhưng không tìm được nơi sửa, phải dẫn bộ về nhà. Thấy vậy, anh thành lập “Đội vá xe miễn phí xã Tân An”, hỗ trợ người dân gặp cảnh lỡ đường giữa đêm.
Chiếc xe lôi đạp từng là phương tiện kiếm sống của rất nhiều người. Họ dùng sức lao động bản thân để đổi lấy thu nhập ổn định, nuôi cả gia đình. Bây giờ, xe cộ tân tiến, nghề chạy xe lôi đạp dần mai một. Vậy mà, ở đâu đó trên đường phố Long Xuyên, vẫn còn người cần mẫn theo nghề.
Đón Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2022, các doanh nghiệp và người dân trong và ngoài TP. Châu Đốc tổ chức gói và nấu 2 đòn bánh tét “khổng lồ” để dâng cúng Bà Chúa Xứ núi Sam.
Núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) sở hữu khung cảnh non nước hữu tình, nhiều huyền thoại linh thiêng cùng những mùa trái cây đặc sản. Do đó, cần khai thác các loại hình du lịch (DL) trên núi Cấm quanh năm, nhằm tạo sinh kế cho người dân, đa dạng hóa trải nghiệm của du khách.
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, kinh tế - xã hội đang dần ổn định và phát triển trở lại trong nhịp sống bình thường mới. Hưởng ứng Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022, với chủ đề: “Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, toàn tỉnh thực hiện nhiều công trình, phần việc nhằm chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc các loại đặc sản, như: Bơ sáp, dâu, hồng quân, trâm rừng, mãng cầu ta… thương hiệu Bảy Núi vào mùa chín rộ.
Từ khi mở mang vùng đất An Giang, cho đến tiến trình xây dựng và phát triển vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX), các bậc tiền nhân đều chú trọng đến vai trò của dòng kênh dẫn nước, nối sông Cửu Long ra biển Tây. Từ kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế cho đến kênh Võ Văn Kiệt, tất cả để lại dấu ấn đặc biệt cho hậu thế.
Đến hẹn lại lên, khi tiết trời chuyển sang hè, mấy cơn mưa đầu mùa ghé qua, ấy là lúc những trái trâm chín rộ. Mùa trâm còn được nhớ đến qua bài đồng dao quen thuộc: “Trời mưa lâm râm. Cây trâm có trái. Con gái có duyên…” văng vẳng suốt thời thơ ấu của rất nhiều người.
Phà Trà Ôn trên dòng sông Hậu (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) hàng ngày tấp nập người qua lại. Giờ cao điểm, hành khách chen chúc chờ phà cập bến. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, đội ngũ thuyền trưởng thay phiên nhau lái phà ngược xuôi, ngày lẫn đêm.
Thị trường điện tử ngày càng hiện đại. Các mặt hàng điện tử giá rẻ, thiết kế phù hợp, nhiều tính năng mới… liên tục ra đời. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là có thể sở hữu một món đồ mới. Nghề sửa chữa đồ điện gia dụng vì thế cũng vắng khách so với “thời vàng son” vào khoảng 10 năm trước.
Nắng cuối tháng 4 như vắt kiệt mồ hôi, khiến người ta ngại ra đường. Nhưng có một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi, ngày hôm ấy lần dò từng bậc đá lên núi, trở lại thăm chiến trường xưa. Thời gian làm phôi phai nhiều ký ức của bà, chỉ riêng tháng ngày mưa bom bão đạn thì không. Quên làm sao được, bởi bà đã sống giữa lằn ranh mỏng manh sống và chết, còn và mất, chiến tranh và hòa bình…
Chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), 136 năm Ngày quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2022), các cấp, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội… dần hồi phục, người dân phấn khởi thích ứng trạng thái “bình thường mới” với niềm tin phát triển.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Tri Tôn trở thành căn cứ địa cách mạng quan trọng. Trong đó, Ô Tà Sóc (xã Lương Phi) và đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn) là 2 căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang thời kỳ này. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, nơi đây vẫn còn lưu giữ những ký ức hào hùng, trở thành “địa chỉ đỏ” của thế hệ hôm nay và mai sau.
Tháng 4, những cơn mưa theo mây tưới mát núi rừng. Bảy Núi chuyển mình với màu xanh mướt mắt và xen lẫn sắc tím của những cây bằng lăng rừng trổ bông. Với người mộng mơ, mùa bằng lăng rừng bao giờ cũng ẩn chứa nét đẹp riêng, làm nên vẻ thơ mộng của Bảy Núi sau những ngày nắng cháy.
Mùa mưa đến cũng là lúc nông dân vùng cao Bảy Núi bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Với họ, mùa mưa là “mùa vui”, khi lớp đất cát dưới chân bừng tỉnh, mang đến những vụ mùa trĩu quả, rau màu tốt tươi.
Những ngày qua, vùng Bảy Núi đã dần “chuyển trạng thái” sang mùa mưa với rất nhiều nét đặc trưng. Lúc này, miệt bán sơn dã trở nên khác biệt, với nét chấm phá mới của bức tranh thiên nhiên và sự lên ngôi của những đặc sản theo mùa.
Với mong muốn phát triển phong trào sinh vật cảnh tại huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang) nói chung, thị trấn Tri Tôn nói riêng, những người đam mê loại hình nghệ thuật này đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) sinh vật cảnh thị trấn Tri Tôn. Đây là sân chơi mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế lẫn tinh thần, giúp tạo ra một cộng đồng sinh vật cảnh ngày càng phát triển...
Lưu giữ trong những ngôi nhà xưa, sau lớp rêu phong cổ kính là câu chuyện về hành trình khai phá đất hoang, mở rộng diện tích ruộng lúa của thế hệ ông bà. Mồ hôi công sức biến vùng đất “rừng thiêng, nước độc” thành trù phú, sung túc, là thành quả để lại cho con cháu hôm nay. Đáng quý hơn cả, trong số những lưu dân ngày nào, có người trở thành trung nông, sở hữu nhiều ruộng đất, bạc tiền nhưng luôn có tâm thương người, giúp đời. Đạo đức, truyền thống tốt đẹp nối qua nhiều thế hệ, trở thành nét văn hóa ở làng xóm. Dòng họ Đặng ở xã Phú Hưng (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là một điển hình.