Để tạo nên vùng đất An Giang trù phú và phát triển như ngày nay, có công lao rất lớn của các bậc tiền nhân, danh thần từ thời mở cõi, khai hoang, lập làng cho đến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ là những người xả thân vì nước, vì dân, công lao được muôn đời sau ngưỡng vọng.
Những tháng mùa nắng, khi vạn vật co cụm dưới cái nóng như thiêu đốt của đất trời thì cây thốt nốt lại bước vào mùa “kết mật”. Đó là thời điểm những dòng nước ngọt kết tinh từ cái nắng, cái gió của miệt Thất Sơn rỉ ra từ bông cây thốt nốt và được người dân mang về chế biến thành đặc sản nổi danh.
Cà phê cờ tướng không phải là loại hình kinh doanh mới lạ. Bên cạnh cà phê sân vườn, cà phê sách, cà phê nhạc sống… thì cà phê cờ tướng vẫn có sức hút riêng khi trở thành không gian kết nối, chia sẻ của những người có cùng sở thích với môn thể thao trí tuệ.
Châu Đốc là vùng đất nhiều tôm cá, nên dồi dào nguyên liệu làm mắm. Mắm Châu Đốc (tỉnh An Giang) nổi tiếng nhất vùng, vì hương vị và chất lượng khó nơi nào sánh kịp. Mắm Châu Đốc là sản phẩm được tạo ra của người dân Nam Bộ trong thời gian đầu khẩn hoang, lập ấp. Lúc đó, vùng ĐBSCL đất thì rộng nhưng thưa người; vào mùa nước nổi, tôm cá theo nước về nhiều, người dân đánh bắt được nên ướp mắm, phơi khô để tích trữ ăn dần. Có 2 cách làm thông dụng nhất là phơi khô hoặc ủ mắm, họ đã tạo ra các món ăn có thể dùng khi trời mưa gió hoặc những mùa khô cá ít. Vậy là món mắm ra đời và được lưu truyền đến nay, mắm và khô cá trở thành đặc sản nổi tiếng của An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Mấy tuần nay, vào sáng sớm thứ 2, cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện biên giới An Phú (tỉnh An Giang) tề tựu đông đủ tại trụ sở làm việc. Nữ mặc áo dài nam mặc áo sơ mi trắng, quần sẫm màu. Đúng 7 giờ 15 phút, họ đứng trang nghiêm chào cờ, lắng nghe Quốc ca thiêng liêng vang lên, trước khi bắt đầu tuần làm việc mới.
Thuộc địa phận thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), quán cháo của chị Sáu nằm trên đoạn đường văng vắng. Người qua kẻ lại mấy khi để ý quán nhỏ xíu, khuất sau hàng cây này. Tự nhiên vài tuần nay, quán của chị… nên thơ lắm, ai đi ngang cũng nhìn một chút. Dưới gốc bằng lăng, mấy bộ bàn ghế lúc nào cũng tim tím, phủ đầy hoa. Bóng mát của cây đủ rộng, đủ níu chân khách phương xa dừng lại, nương nhờ chút thảnh thơi giữa khoảng không xanh ngắt nắng trời.
Cuối tháng 3/2022, trong cái nắng hanh hao và những cơn mưa bất chợt, Đội K93 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất Campuchia đợt 2 (giai đoạn XXI) mùa khô 2021-2022.
Sang tháng 4, nắng vẫn gay gắt thiêu đốt đất trời và màu xanh chưa thể phủ hết những cánh đồng cát trắng ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, miền đất này vẫn luôn mang những nét đặc thù riêng, dù đang trong mùa nắng cháy.
Hồi xưa, thấy má làm bánh trang trải cuộc sống, cực khổ hết xiết, chị Khưu Thanh Kiều Em (sinh năm 1977, ngụ xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) không muốn theo nghề. Nhưng cuộc sống lận đận, cộng với cái tánh hay làm, 5 năm trước, rốt cuộc chị vẫn đeo mang công việc này. Theo nghề muộn, chị tạo khác biệt cho mình, bằng cách nhất quyết giữ lại tình quê trong từng chiếc bánh.
Ngày 10/2 (âm lịch) năm nay đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày hy sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Néang Nghés, người con gái Khmer kiên trung, niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi.. Chị đã ra đi ở tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết, nhưng câu chuyện hào hùng của chị vẫn được viết tiếp…
Ở nơi đó, rực rỡ sắc màu của pa-nô, khẩu hiệu cổ động, thể hiện quyết tâm của người lính, như: “Vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện tập”, “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”… Tháng 3, đánh dấu cột mốc họ trở thành tân binh, ngày ngày rèn luyện trên thao trường. Chúng tôi muốn nói đến chiến sĩ mới của Trung đoàn Bộ binh 892 (Bộ Chỉ huy Quân sự) tỉnh An Giang.
Từ ngày 21 đến 24-3 (nhằm ngày 19 đến 22-2 âm lịch), UBND huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện lần thứ XX-2022 kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do lực lượng nghĩa binh Gia Nghị tiến hành dưới sự lãnh đạo của Quản cơ Trần Văn Thành. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm nhắc nhở thế hệ hôm nay về truyền thống hào hùng, tiếp nối, phát huy tinh thần yêu nước, ra sức xây dựng quê hương.
Về thăm vùng đặc sản nếp Phú Tân (tỉnh An Giang) nhiều người khẳng định: “Đến xứ nếp mà chưa ăn qua bánh ít nếp nguyên hột là còn thiếu sót”. Ngoài bánh phồng Phú Mỹ, có lẽ loại bánh với vẻ ngoài bắt mắt này là “đặc sản” khiến nhiều người phải tìm kiếm cho bằng được.
Tháng 3 hàng năm được chọn là Tháng Thanh niên. Trong Tháng Thanh niên, mỗi tổ chức Đoàn ghi dấu ấn bằng nhiều công trình, phần việc vì cuộc sống cộng đồng, an sinh xã hội, chăm lo cho thế hệ tương lai; là cơ hội để đoàn viên, thanh niên phấn đấu, rèn luyện, hành động và trải nghiệm thực tiễn. Tuổi trẻ An Giang phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tổ chức thực hiện nhiều công trình, phần việc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phần lớn nội dung bức thư của Bác Tôn được sưu tầm, trưng bày tại Khu lưu niệm của Người (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đều ngả màu thời gian, bắt đầu bằng “Chu và Dung thân yêu”, “Tuyết Dung, con yêu của ba”, hoặc chỉ đơn giản “Dung”. Đây là những lá thư được bà Tôn Tuyết Dung (con nuôi của Bác Tôn) gìn giữ như báu vật, mà theo bà: “Thư của ông là những bài học cho nên tôi giữ”.
Sáng sớm, 2 đại tá về hưu (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Trí và ông Phạm Quang Trung, nguyên Đội trưởng Đội K93) áo mũ chỉnh tề, trở lại đơn vị cũ. Hôm nay, ngày vui của tập thể Đội quy tập mộ liệt sĩ (K93), khi đón nhận Huân chương Chiến công hạng 3. Là những mảnh ghép thân thuộc của đội, làm sao các ông vắng mặt được.
Học sinh, phụ huynh và giáo viên các địa phương ở An Giang đều vui mừng khi UBND tỉnh quyết định cho học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ kéo dài để phòng dịch COVID-19. Các trường học ở 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chủ động đã xây dựng kế hoạch cho học sinh trở lại lớp an toàn…
Với nhiều du khách, An Giang là nơi của non nước hữu tình và những huyền tích linh thiêng. Cùng với đó, sự mến khách đặc trưng của vùng đất này còn nằm ở từ “miễn phí”.
Mong muốn đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông, anh Hồ Văn Út (ngụ xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), cùng vài người bạn đã làm ra chiếc xe hút đinh để hút các loại đinh, ốc vít, vật bằng kim loại rơi trên đường. Hành động ý nghĩa này được người dân ở những nơi anh đi qua nhiệt tình ủng hộ.
Cảm giác hồi hộp, lo lắng, bịn rịn khi bước chân vào môi trường quân ngũ đã tạm lắng xuống, những chiến sĩ ấy giờ đã quen thuộc với áo lính, doanh trại, đồng đội. Chờ đợi họ trong 3 tháng đầu tiên là hàng loạt bài huấn luyện nối tiếp, thử thách lòng kiên nhẫn và rèn luyện thể lực của từng người, trước khi được tuyên thệ chiến sĩ mới.