Lời tòa soạn: Đó là sứ mệnh nghề nghiệp của những người lính làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Trong loạt phóng sự này, chúng tôi muốn chuyển tải một số lát cắt về chuyện đời, chuyện nghề, tâm tư đằng sau ánh lửa của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC – CNCH Công an tỉnh (gọi tắt là PC07) An Giang. Mỗi câu chuyện đong đầy sự hy sinh, gian khó, nhưng trên hết là tình yêu thương, trách nhiệm với cộng đồng.
Thường xuất hiện vào mùa mưa, măng tầm vông mang đến cho người dân xứ núi bữa ăn đa dạng, phong phú hơn. Măng tầm vông còn giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập từ việc bán măng cho du khách.
Là thầy giáo dạy môn mỹ thuật, vốn có tâm hồn nghệ thuật nên anh Lâm Văn Cường (giáo viên Trường THCS Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) sở hữu trong tay bộ sưu tập đồ cổ “đồ sộ” từ các loại tiền xưa đến những món đồ gốm giá trị và hàng trăm cổ vật thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Đúng như câu ca dao “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, mọi sự giúp sức, hỗ trợ của người dân mang lại giá trị rất quý giá cho xã hội. Câu chuyện về những người vá đường từ thiện trong tỉnh An Giang là một minh chứng điển hình.
Phong trào vá đường từ thiện ở An Giang thực sự lan tỏa rộng khắp, thu hút mọi tầng lớp xã hội cùng tham gia, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, nghề nghiệp. Hầu như huyện, thị xã, thành phố nào cũng có ít nhất 1 đội, hoặc 1 cá nhân vá đường. Kinh nghiệm, tinh thần của người đi trước thôi thúc người đi sau hành động. Người lớn tuổi truyền lửa lại cho người trẻ hơn… Cứ như thế, xã hội lại thêm nhiều “bông hoa đẹp” trong vườn hoa “người tốt việc tốt”!
Lời tòa soạn: Đó là lời gièm pha của một số người khi thấy các đội vá đường từ thiện hoạt động ở An Giang. Dần dần, thời gian làm phôi phai mọi tiếng bấc, tiếng chì ấy. Giờ đây, các thành viên trêu đùa nhau, sử dụng câu nói này theo nghĩa rất tích cực. Họ sẵn lòng nhận hết khổ cực về mình, chẳng cầu mong hồi đáp, chỉ một lòng dặm vá đường quê.
Sáng 30-6, tại hội trường UBND tỉnh An Giang đã diễn ra kỳ họp lần thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026). Kỳ họp đã thông qua kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X; thông qua nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu HĐND tỉnh khóa X; bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026; thành lập các Ban HĐND tỉnh; bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND tỉnh; bầu Ủy viên UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026…
Cuộc chiến chống “giặc” COVID-19 còn dài và phức tạp nên những cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới đã xác định nơi đây sẽ là nhà cho đến khi đại dịch bị đẩy lùi. Với họ, cuộc sống nơi biên cương tuy vất vả nhưng đầy ắp nghĩa tình!
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc mua hàng trực tuyến (online) càng tiện lợi, giúp hạn chế việc tụ tập đông người ở nơi công cộng. Song, việc giao nhận hàng hóa khi mua hàng online vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mầm bệnh, nếu người giao và người nhận hàng hóa không áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Vượt qua những ngày nắng hanh, đến đêm khuya tĩnh mịch, những chiếc áo xanh tình nguyện vẫn tràn đầy năng lượng, góp sức trẻ vào “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cùng cả hệ thống chính trị khi chung tay với các lực lượng khác làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát ở bến phà phụ Vàm Cống - phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên - cửa ngõ chính đi vào An Giang theo Quốc lộ 91.
Cuộc chiến với “giặc COVID-19” vẫn đang nóng từng ngày, đè nặng áp lực lên lực lượng làm nhiệm vụ. Ở tuyến đầu biên giới, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ phối hợp ngày đêm canh gác, ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm biên giới, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh. Đường bộ lẫn đường thủy, ngày lẫn đêm, các lực lượng, hệ thống chính trị tạo thành lá chắn vững chãi, cùng nhau khắc phục mọi gian khổ, đồng lòng hướng về mục tiêu duy nhất: chiến thắng đại dịch COVID-19.
Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tác động trực tiếp, gây không ít khó khăn đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân. Mưu sinh trong mùa dịch bệnh không hề dễ dàng…
Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.
Hẹn mãi, chúng tôi mới có buổi gặp gỡ Ni sư Huyền Trang. Hơn 90 tuổi, sức khỏe suy giảm, sư bà ở bệnh viện nhiều hơn tư thất. Vậy mà, khí chất của người lính biệt động năm nào vẫn còn đó, bà rổn rảng kể chuyện xưa lẫn chuyện nay, tiếng cười pha lẫn nước mắt. Bà quý cái nghĩa, cái tình, bà sợ bị “bỏ quên”.
Theo Thanh tra tỉnh: kết quả đạt được qua thực hiện Chỉ thị 1666 (về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng), công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường, có nhiều chuyển biến và mang lại những kết quả tích cực. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đối với quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức rõ quyết tâm đối với công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, nhà nước, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định pháp luật. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Cơ quan Đảng, UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp được tăng cường trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng, nhất là các vụ việc tham nhũng đã được xử lý nghiêm, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, tạo được lòng tin của nhân dân với quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và nhà nước.
Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Phan Trương cho biết: Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, thời gian qua, nhiều văn kiện của Đảng đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của MTTQVN trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần phải coi trọng và nâng cao vai trò của MTTQ, các đoàn thể, nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) ngày 15-2-2012 yêu cầu phải “Phát huy tốt hơn vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, lãng phí, khẩn trương cụ thể hóa cơ chế giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Ban hành quy chế về việc nhân dân giám sát tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên".
Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng ở An Giang được các cấp ủy, các ngành, địa phương quan tâm, thể hiện rõ qua sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Để đạt kết quả đó, hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, được các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện.
Tháng 6, mưa trắng các ngả đường. Vì trách nhiệm, những màu “áo vàng”, “áo xanh” thân thương đội mưa tuần tra, trực xuyên suốt trên các chốt, trạm nhằm kiểm soát triệt để các phương tiện giao thông, phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngày Tết Đoan Ngọ, những người lính xa nhà đang bám trụ biên giới để canh giữ bình yên cho nhân dân. Ở nơi đó, các anh vẫn được đón Tết đầy ắp tình cảm quân- dân...
An Giang là tỉnh miền biên giới Tây Nam, khu vực ĐBSCL, có đường biên giới dài gần 100km, giáp với tỉnh Tà-keo và Kandal (Campuchia). Toàn tỉnh có 11 huyện, thị xã, thành phố, 156 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 16 Đảng bộ trực thuộc, 800 tổ chức cơ sở Đảng với 65.119 đảng viên (chiếm 3,42% dân số). Thời gian qua, một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đảng bộ tỉnh đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới cách làm trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được đẩy lên một tầm cao mới. Cùng với tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm. Đồng thời, đúc kết thực tiễn từ bài học “Lấy dân làm gốc”, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.