Những chàng trai, cô gái năm ấy đem cả thanh xuân gắn bó với Đội tải 161 (thuộc lực lượng vũ trang tỉnh An Giang trong thời chiến tranh chống Mỹ). Giờ, họ đã lên chức ông bà, tuổi cao sức yếu, thậm chí không ít người qua đời. Theo thời gian bề bộn của cuộc sống, nhiều ký ức bị lãng quên. Nhưng họ không thể quên bao ngày kề cận bên nhau, lấy sức người cống hiến cho cách mạng, đứng giữa lằn ranh sinh tử. Bởi vậy, lần nào gặp nhau, ai nấy đều mừng mừng, tủi tủi.
Tỉnh đoàn vừa tổ chức Hành trình về địa chỉ đỏ có chủ đề: “Hào khí Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam”. Đoàn hành trình gồm: 26 cô, chú là những cựu TNXP và đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh An Giang đã về các địa chỉ đỏ tại huyện Tri Tôn.
Với nhiều người, núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) được biết đến với khung cảnh non nước hữu tình và những công trình tâm linh nổi tiếng. Tuy nhiên, “nóc nhà miền Tây” còn có một thứ “đặc sản” vào mùa mưa. Đó là mây!
Sáng 26-7, tôi đến nhà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Trí (tên thường gọi là hai Trí, sinh năm 1949, ngụ xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) tham dự lễ giỗ đặc biệt, do ông cùng nhiều người thân, đồng đội tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 hàng năm.
Hàng năm, vào những ngày này, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh và các đơn vị, địa phương thành lập nhiều đoàn công tác đến thăm và tặng quà gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, liệt sĩ… nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn to lớn của các bác, cô, chú, anh, chị, em đã anh dũng chiến đấu trên nhiều mặt trận, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho người dân Việt Nam.
Tại Dốc Bà Đắc trên trục đường Nhà Bàng - Vĩnh Trung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh An Giang, bộ đội địa phương huyện Tịnh Biên và du kích xã Thới Sơn độc lập hoặc phối hợp tác chiến hàng chục trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí…
Một dịp tình cờ, các ca sĩ, nhạc sĩ chuyên lẫn không chuyên cùng gặp nhau, thực hiện chương trình kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (27-7), thông qua sự kết nối của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang.
Bạn ngại leo núi nhưng lại thích khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những truyền thuyết dân gian và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, hãy đưa ngay núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) vào lịch trình.
“Hát bội làm tội người ta/ Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con…”. Vào thời hoàng kim, hát bội (hát bộ) đã từng làm làm say mê biết bao khán giả. Từng vở diễn, từng tiếng hát trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân.
Đó là cuộc gặp gỡ được mong chờ mấy chục năm, giữa người đã khuất và người còn sống, giữa những người còn sống với nhau. Bao trùm tất cả là tình cảm thiêng liêng kết nối giữa quá khứ với hiện tại, chiến tranh với hòa bình.
Mùa mưa đến cũng là lúc cây rừng Bảy Núi đơm bông, kết trái. Với nhiều người, trái cây rừng tuy không cao lương mỹ vị nhưng lại ẩn chứa tình cảm của quê hương, phảng phất một chút tuổi thơ của những ai lớn lên trong cái nắng, cái mưa của vùng Bảy Núi.
Cùng với hang Bác Vật Lang, hang Công Đức, điện Mười Ba được xem là thử thách khắc nghiệt với những ai muốn trải nghiệm cảm giác ngập chìm trong lòng đá và kiểm chứng sự can đảm của bản thân.
Thoạt nghe đến vồ Ông Tà, tôi có chút bất ngờ bởi cái tên này còn khá xa lạ dù lắm lần đã dọc ngang vùng Bảy Núi. Theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi đến khu vực này trong một ngày nắng hạ để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của vồ Ông Tà ẩn mình dưới chân núi Kéc thuộc xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang).
Nhiệm kỳ qua, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh An Giang đã lãnh đạo, hướng dẫn các chi hội: Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Tạp chí Thất Sơn tuyên truyền đúng định hướng, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhiều đối tượng đọc, nghe, xem và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong cuộc sống hiện đại hối hả, vẫn có những bạn trẻ yêu thích sự bình yên và mong muốn được trải nghiệm nét đẹp của quê hương mình theo cách giản dị, chân thật nhất. Và để tìm kiếm sự bình yên, họ chấp nhận bỏ phố lên rừng!
Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát dữ dội trên cả thế giới. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, các đơn vị và nhân dân cả nước thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ và các ngành, địa phương nên công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã thành công, không có cas tử vong.
Mùa mưa đến cũng là lúc diện tích đất sản xuất thiếu nước ở vùng Bảy Núi “thức giấc” với những vườn cây, rẫy hoa màu xanh ngát. Đối với người nông dân ở miệt bán sơn địa này, mùa mưa chính là vụ sản xuất chính trong năm với nguồn thu kha khá từ mảnh đất của mình.
An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.536,68 km2, dân số gần 2,2 triệu người, là một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông MêKông, chiếm phần lớn trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá thuộc loại nhất khu vực và thế giới; nổi bật nhất là: đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào – sinh thái ngập nước, khí hậu ôn hòa quanh năm; là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo; và đặc biệt không chỉ có thế mạnh về lúa nước và cá nước ngọt mà còn là tỉnh duy nhất ở đồng bằng có nhiều núi.
“Mẹ ơi, chiều nay con về với mẹ/ Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc rì rào...” (bài hát “Về thăm mẹ”, nhạc Đỗ Triệu An, thơ Nguyễn Quang Thiều). Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng vẫn còn biết bao liệt sĩ “ngủ quên”, “rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Vậy nên, đồng đội sẽ đi tìm, đưa họ trở về đất mẹ quê hương...
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện những đợt nắng nóng, với nhiệt độ lên đến 37,50C, độ ẩm từ 40-55%. Trời nắng nóng, người đi đường cảm thấy da bỏng rát. Giữa cái nắng như thiêu, như đốt, những người lao động vẫn cần mẫn mưu sinh vì “miếng cơm, manh áo”.