Thấy người quen đi bắt tắc kè rồi bị tai nạn nhưng sau đó lại được thụ hưởng chế độ thương binh nên có người thông tin, kiến nghị địa phương làm rõ sự việc. Vấn đề không được xem xét, ông này làm đơn tố cáo gửi đến ngành chức năng để giải quyết.
Báo An Giang nhận được nhiều đơn của bà Nguyễn Kim Ly (ngụ khóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên, Tịnh Biên, An Giang) tố cáo ông N.V.S và ông N.T.Đ (nguyên Đội trưởng, Phó Đội trưởng - Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy (CSĐTTPVKT&MT), Công an huyện Tịnh Biên) có hành vi khám xét, bắt giữ và giam người trái pháp luật, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm công dân.
Khi được thông tin ông Nguyễn Văn Tròn (sinh năm 1974, ngụ tổ 3, khóm Long Thạnh C, phường Long Hưng, TX. Tân Châu, An Giang) rút đơn khiếu nại và nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho UBND phường điều chỉnh, 5 chị, em của ông phản đối. Họ làm đơn đề nghị hủy bỏ ý kiến trên vì ông Tròn đã lạm quyền, không phải là đại diện cho những người thừa kế.
Báo An Giang nhận được đơn của ông Lưu Tiểu Kỳ (ngụ khóm Hòa Bình, phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, An Giang) khiếu nại: UBND phường Vĩnh Mỹ buộc ông di dời, trả đất cho phường, trong khi những hộ khác cùng chiếm đất công như ông nhưng lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Ngày 31-8-2015, Thanh tra Chính phủ có Báo cáo kết luận số 2508/BC-TTCP: “Hộ bà Võ Thị Kim Son (con ông Võ Văn Tây, ngụ ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) khi thực hiện Chỉ thị số 200/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã nhận tiền hỗ trợ, tiền san nền và đã di dời.
2 cựu thành viên Hợp tác xã (HTX) vận tải thủy bộ Thoại Sơn (An Giang) gửi đơn đến Báo An Giang, tố cáo Giám đốc HTX kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị không tổ chức bán vé mà lại thu tiền hoa hồng vé, thu lệ phí thuế bằng hóa đơn nội bộ.
Báo An Giang nhận được phản ánh của người dân đối với hộ dân ông Cao Hồ Vũ Bảo (ấp Bình An 2, xã An Hòa, Châu Thành, An Giang) và ông Nguyễn Tuấn Ngọc (ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới, An Giang), cho rằng 2 ông sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, hoạt động sản xuất (SX) gạch mộc trái phép, khai thác đất mặt SX gạch chưa được địa phương kiểm tra, xử lý.
Một lãnh đạo xã bị tố cáo mượn tiền, vay “nóng” rồi không trả. Khi bị thưa ra tòa, người mượn nợ thỏa thuận cam kết thanh toán, nhưng sau đó không thực hiện rồi đi khỏi địa phương, tài sản không còn hoặc đã sang nhượng cho người khác.
Báo An Giang nhận được khiếu nại từ 4 anh, chị em ruột ông Nguyễn Văn Ao (cùng ngụ khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) liên quan đến tranh chấp đường đi và ranh đất (cái hầm) đối với bà Nguyễn Thị Lẩm và ông Nguyễn Thành Lợi (vợ, con của người anh Nguyễn Văn Tặng). Theo họ, Tòa án nhận đơn, mời làm việc nhiều lần nhưng không giải quyết vụ việc dứt điểm.
Đất ruộng, đất vườn cha mẹ tạo dựng. Sau khi người mẹ qua đời, cuộc chiến đòi chia thừa kế vẫn chưa ngã ngũ, tiếp tục nóng lên. Đó là câu chuyện của gia đình ông Trần Thanh Sơn (sinh năm 1964, ngụ tổ 29, khóm Tây Khánh 5, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang).
Đến hẹn lại lên, trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang lại có buổi “tiếp xúc cử tri đặc biệt”: làm việc, gặp gỡ với Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành.
Sống với nhau 15 năm và sinh con nhưng không đăng ký kết hôn nên pháp luật không công nhận là vợ chồng. Đầu năm 2018, người chồng bị đánh chết, vợ nạn nhân khiếu nại yêu cầu điều tra làm rõ, sớm giải quyết vụ án và xem xét việc bồi thường thỏa đáng.
Cho rằng siêu thị (ST) xử lý vụ việc không minh bạch, rõ ràng, chưa đảm bảo quyền lợi khách hàng gặp sự cố, chị Lê Thị Mỹ Phiếm, Nguyễn Thị Bé Thơ (ngụ ấp Kênh Đào, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang) gửi đơn tường trình đến một số cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Việc trợ cấp 1 lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia thực hiện từ ngày 1-1-2014, người được hưởng phải hội đủ điều kiện, được xem xét theo quy định, không để sai địa chỉ và bỏ sót trường hợp nào.
Ông Trần Văn Đây (ngụ ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú) gửi đơn đến Báo An Giang nhờ can thiệp việc Tòa án nhân dân (TAND) huyện An Phú chậm giải quyết vụ tranh chấp đất nền nhà giữa ông với anh ruột.
Đình làng là trung tâm tín ngưỡng và văn hóa (VH) làng xã, không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc dân gian, mà còn là kho tàng chứa đựng hồn cốt, VH dân tộc, nơi quy tụ, gắn kết cộng đồng.
Vợ, chồng bà Nguyễn Thị Bé (sinh năm 1961, ngụ tổ 10, ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang) gửi đơn đến nhiều nơi, khiếu nại việc bị các anh, chị em trong gia đình ép buộc ký tên vào giấy nợ nhằm chiếm đoạt đất thổ cư và căn nhà đang ở.
Bà Dương Thị Bông (sinh năm 1938, ngụ tổ 11, ấp Phú Hiệp, xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) vừa khởi kiện đến tòa án, cho rằng bị con trai ép buộc chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhưng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, sau đó lại không cho bà ở nhà.
Báo An Giang nhận được đơn của vợ, chồng ông Trần Văn Tượng, bà Trần Thị Gói (ngụ ấp Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu, An Giang), khiếu nại các cơ quan chức năng chậm giải quyết tranh chấp đất đai, khiến phần đất của họ bị tái chiếm.
Một cơ sở thờ tự nhưng có nhiều người đứng ra tranh chấp, giành quyền quản lý, thờ cúng. Đó là câu chuyện ở chùa Hang (xã Cô Tô, Tri Tôn) diễn ra gần 2 năm nay.