Chiều 29-11, trao đổi với báo chí, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, Thường trực Thành ủy đã thống nhất chỉ đạo khẩn trương đưa học sinh trung học phổ thông trở lại trường học; đồng thời lên ngay phương án đưa học sinh trung học cơ sở trở lại trường học trong thời gian sớm nhất, an toàn nhất.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đang nghiên cứu sửa các thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo hướng có lợi nhất cho giáo viên.
"Tôi vừa muốn con thi một cách thực tế để cô biết con mình học kém như thế đấy, nhưng lại nghĩ điểm con kém quá thì ảnh hưởng đến khi tốt nghiệp cấp 2 của con" - chị Thu chia sẻ.
Ngày 29-11, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành giáo dục Thành phố đã xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19 để tổ chức đón học sinh trở lại trường; trong đó, các cơ sở giáo dục phải chuẩn bị kịch bản, phương án cụ thể và tổ chức diễn tập xử lý nếu xuất hiện F0, F1.
“Pôgru ùr (cô giáo) dạy toán của chúng em đó. Nhờ pôgru ùr Châu mà bây giờ chúng em không sợ học môn toán nữa”, Krajan Sarin, lớp 6A4, khoe với tôi khi cùng các bạn vây quanh cô giáo Nguyễn Bảo Châu, Trường THCS Hùng Vương dưới chân núi Lang Biang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO hôm nay trao danh hiệu “Đại sứ trẻ về Sở hữu trí tuệ của WIPO” (WIPO’s IP Youth Ambassador) cho 3 nhà sáng chế trẻ Việt Nam.
Từ ngày 29-11, học sinh tiểu học, trung học cơ sở… thuộc các trường trên địa bàn huyện: Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) bắt đầu trở lại trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng học để phòng, chống dịch COVID-19.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, để giáo dục thích ứng trong bối cảnh "bình thường mới", cần xây dựng nền tảng chung cho học trực tuyến.
Sáng 29-11, các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tổ chức đón học sinh lớp 10 và 11 đi học trực tiếp trở lại, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Cùng với sự sụt giảm trong mùa Thu năm ngoái, lượng sinh viên ở các trường đại học ở Mỹ giảm 7,8% so với 2 năm trước, ghi dấu mức giảm tuyển sinh lớn nhất trong 50 năm qua do dịch COVID-19.
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) dự kiến tuyển hơn 600 sinh viên đào tạo chuyên sâu các ngành như: Công nghệ thông tin, Bất động sản, Truyền thông đa phương tiện... trong năm 2022.
Để đảm bảo an toàn khi học sinh tới trường trong điều kiện bình thường mới, các địa phương đã áp dụng những biện pháp gì?
Trước khi trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Kỹ thuật Mật mã, Lê Mỹ Quỳnh từng nhiều lần được tập đoàn công nghệ Mỹ vinh danh vì tìm ra các lỗ hổng bảo mật quan trọng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu sửa đổi các thông tư, quy định liên quan đến xếp hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên công bằng, không bị thiệt thòi, “thực sự có sự đổi mới về chế độ".
Ngày 26-11, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức các hoạt động dạy học sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch COVID-19.
Đến thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước đã tiến hành tiêm vaccine theo lộ trình hạ dần độ tuổi để đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8589/VPCP-KGVX về ý kiến Đại biểu Quốc hội ở việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Chuyên gia cho rằng, các địa phương coi việc mở cửa trường học là một trong những giải pháp quan trọng phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên bậc đại học, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18-1-2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030 (gọi tắt là Đề án 89).
Giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành cùng vào cuộc, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các huyện, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng lớp học kiên cố; vận động giáo viên, phụ huynh học sinh hỗ trợ ngày công, vật liệu xây dựng; kết hợp sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách linh hoạt trong việc hỗ trợ các đơn vị xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục... là những giải pháp mà các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La đã thực hiện trong thời gian qua nhằm tạo điều kiện hơn nữa về học tập cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các địa phương.