Đứng trước ngã 3 của sự thay đổi toàn cầu về an ninh năng lượng, nắng - gió là những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận, thân thiện với môi trường và hoàn toàn miễn phí, sẵn sàng đáp ứng cho cuộc cách mạng về sản xuất năng lượng tái tạo vì tương lai xanh, bền vững hơn cho cuộc sống con người.
Ngày 24/12, tại ấp Phnôm Pi, xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) và Trường THCS Ô Lâm (huyện Tri Tôn) tổ chức cho học sinh trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Đầu tháng Chạp, những vườn quýt hồng trên núi Cấm đã bước vào mùa trái chín. Với du khách, quýt hồng không chỉ là loại quả đặc sản của Thiên Cấm Sơn hùng vĩ, mà còn mang đến những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo.
Về với mảnh đất anh hùng cùng với các di tích lịch sử Tri Tôn (tỉnh An Giang), nơi được mệnh danh là xứ sở của nắng và gió gay gắt, dừng chân ở Khu Du lịch Tức Dụp hẳn sẽ ngỡ ngàng trước sự xinh đẹp, kỳ vĩ nơi đây. Đồi Tức Dụp ngày nào vẫn luôn sừng sững, vẫn toát lên vẻ đẹp “kiêu kỳ” của tạo hóa và là minh chứng về quá khứ hào hùng của quân và dân huyện Tri Tôn và tỉnh An Giang.
Sinh trưởng xanh tươi từ mạch nước khoáng ngầm, được chắt lọc qua nhiều tầng địa chất đặc trưng; vươn tán rộng nhờ những giọt mưa sa, khí trời tưới mát; đơm hoa, kết trái từ sự nhọc nhằn chăm bẵm của những quản nông chuyên cần, vườn “táo tiên” cáp treo núi Cấm là điểm đến phải ghé, bởi rất nhiều lý do ngay khi thềm xuân gõ cửa ở Thiên Cấm Sơn...
Cứ mỗi độ Xuân về, hàng triệu người con đất Việt lại nô nức tìm về với Khu Di tích lịch sử đồi Tức Dụp, để tri ân công đức các Anh hùng liệt sĩ và khám phá, trải nghiệm những giá trị di sản văn hóa, thưởng ngoạn cảnh sắc hùng vĩ chốn non thiêng.
Những dòng suối trong mát, rì rào trên núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là nơi trú ngụ của loài cá khá đặc biệt: Cá chành dục. Với người dân trên núi, cá chành dục không còn xa lạ. Nhưng du khách sẽ khá tò mò khi biết đến loài thủy sản chuyên sống ở vùng cao này.
Thiên Cấm Sơn vốn nổi tiếng là đỉnh núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ trên dải đất rộng lớn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Nơi đây bốn mùa phong cảnh đều tuyệt sắc, du khách nôn nao đến “check – in”, với mây bồng bềnh ảo diệu len lỏi trong từng hang núi, nên được “tín đồ” ưa xê dịch gọi nơi đầy là“Thiên đường săn mây”, bởi hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.
Vồ Bồ Hong là vị trí cao nhất trên núi Cấm, sở hữu khí hậu trong lành cùng tầm nhìn thoáng đãng ra thiên nhiên hùng vĩ của dãy Thất Sơn. Do đó, nhiều du khách luôn cố gắng chinh phục đỉnh Bồ Hong để chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh nơi này, khám phá sự linh thiêng lúc về đêm của hoạt động tín ngưỡng dân gian - nét đẹp đặc thù của Thiên Cấm Sơn.
Thuộc họ chuột nhưng có bộ lông đẹp, mượt mà, màu sắc, bọ ú còn có nét mặt ngộ nghĩnh, dễ thương, môi trường sống ưa sạch sẽ và rất dễ nuôi. Vì vậy, chúng nhanh chóng trở thành thú cưng của nhiều bạn trẻ. Nhu cầu này thúc đẩy người kinh doanh bọ ú nhiều hơn.
Tết Dương lịch 2023 là dịp để du khách trên mọi miền đất nước tranh thủ về TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) đi lễ chùa Bà Chúa Xứ núi Sam, tham quan Khu Du lịch cáp treo núi Sam và đường hoa mai năm 2023...
Hình thành gần 80 năm, nghề làm tranh kiếng tại cù lao Chợ Mới (tỉnh An Giang) tập trung ở ấp Long Tân, xã Long Điền B. Tuy số cơ sở sản xuất đến nay còn rất ít, nhưng thị trường đón nhận những mẫu tranh truyền thống vẫn còn rộng mở, phân phối khắp ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam Bộ.
Đó là mùa gặt xong. Lúa vàng trên đồng được chuyển về kho, cánh đồng trơ gốc rạ trở thành “thiên đường buffet” của lũ vịt. Chúng ngao du giữa nắng gió, mặc kệ con người tất bật trông nom.
Sen thân thuộc đến mức, đi bất kỳ đâu trong tỉnh An Giang cũng đều gặp. Chưa bao giờ những sản phẩm từ sen lại khan hiếm trên thị trường. Đặc tính dễ trồng, dễ sống đã giúp sen đi tới đâu, nơi đó trở thành đất lành.
Mới bước qua 1 giờ sáng, cánh đồng xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thức cùng tiếng nói cười của nhân công thu hoạch đậu nành rau. Khách phương xa như chúng tôi cũng hết ngái ngủ, bắt đầu hòa nhập cùng nghề rất đặc biệt này.
Kênh đào có ý nghĩa rất lớn về giao thông thủy, cung cấp nước cho tưới tiêu và điều tiết lũ. Trên địa bàn huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) có 5 tuyến kênh cấp I, 55 tuyến kênh cấp II và trên 355 tuyến kênh cấp III. Trong đó, kênh Thoại Hà (còn có tên là kênh (Rạch Giá - Long Xuyên) trên 200 năm tuổi, là chứng cứ lịch sử cho sự có mặt của người Việt đến khai mở vùng đất phương Nam và tại huyện Thoại Sơn.
Gắn liền với đời sống người dân vùng Bảy Núi, cây thốt nốt không chỉ được khai thác trái để ăn, thân cây già làm mỹ nghệ… , mà mật hoa của loại cây này còn làm nguyên liệu để nấu đường, tạo nên loại đặc sản rất riêng của An Giang.
An Giang được biết đến với nhiều con đường mang nét chấm phá, nên thơ, khắc sâu vào ký ức của khách lữ hành. Không chỉ ở mặt đất bằng phẳng, mà kể cả trên những ngọn núi. Trong đó, độc đáo nhất là tuyến đường trên Thiên Cấm sơn (núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) quanh co, uốn lượn cùng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tạo cho du khách cảm giác đang ở “trên không”.
Nằm ở độ cao hơn 714m, núi Cấm là một trong những điểm du lịch tâm linh hàng đầu của tỉnh An Giang. Đến đây, du khách có thể tham quan các công trình kiến trúc độc đáo, nổi bật trong đó có chùa Vạn Linh.
Là vị trí cao nhất trên núi Cấm, vồ Bồ Hong sở hữu khí hậu trong lành cùng tầm nhìn thoáng đãng ra thiên nhiên hùng vĩ của vùng Bảy Núi. Do đó, khá nhiều khách hành hương luôn cố gắng đến đỉnh Bồ Hong để trải nghiệm cảnh sắc của nơi đây, và sống trong không khí linh thiêng của hoạt động tín ngưỡng dân gian.