Với những ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất đầu nguồn châu thổ Cửu Long, mùa nước nổi An Giang sẽ luôn là một phần ký ức. Nó nhắc nhở người ta về vòng quay tạo hóa và những thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng với mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng mình từ những con cá, con cua.
Đầu năm học 2022-2023, thầy Lê Văn Danh (giáo viên Trường Tiểu học Phú Long, xã Phú Long, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã gặt hái niềm vui khi đón nhận kết quả: Một trong nhóm 12 tác giả đạt giải nhất trên cả nước ở cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021.
Từ lâu, sông Dung Thăng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) được xem là “túi cá” trứ danh ở đầu nguồn. Nhưng giờ đây, thiên nhiên không còn hào phóng, nguồn cá, tôm ít dần, nghề đóng đáy sông sâu bấp bênh theo sóng nước...
Ngày 20/9, tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương hòa vào không khí đón lễ Sene Dolta, thông qua Tết quân – dân năm 2022.
Dù không được xếp vào 7 ngọn Thất Sơn, nhưng núi Trà Sư (thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn ẩn chứa những câu chuyện linh thiêng, sở hữu tầm nhìn thoáng đãng xuống đồng bằng. Đến với ngọn núi này, bạn sẽ có trải nghiệm rất đặc biệt về hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân, thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.
Hôm nay (18/9/2022), rất đông người dân địa phương lẫn du khách xa gần về chùa Rô (xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) để hòa vào ngày Tết Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Mùa nước lên trở thành mùa vui đánh bắt “của trời cho”, đã và đang về đến đồng bằng. Cuộc sống nhờ vậy thêm phần nhộn nhịp, rôm rả, nhất là trên những cánh đồng. Mọi người rủ nhau tìm con cá, con cua. Có người kiếm thêm thu nhập, cũng có người tham gia cho vui, ôn lại một phần tuổi thơ lớn lên ở vùng sông nước.
Đó là một vùng đất rộng lớn gắn với công lao khai phá của các bậc tiền nhân. Đó cũng là vùng đất chứng kiến nhiều thay đổi, thăng trầm; ghi dấu chiến công oai hùng chống quân Xiêm, lưu lại mất mát, đau thương của cuộc nội chiến Tây Sơn - chúa Nguyễn…
An Giang là vựa lúa của cả nước và trung tâm sản xuất, chế biến cá da trơn tầm cỡ thế giới. Với quan điểm phát triển ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực và nhu cầu thị trường, tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 4 sản phẩm chủ lực (cá tra thương phẩm, lúa gạo chất lượng cao, rau màu và xoài) trên thị trường trong nước và quốc tế ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị.
Đây là loài cá cảnh quý hiếm của Nhật Bản được nhiều người ưa chuộng, có thời điểm cung không đủ cầu. Với ý nghĩa phong thủy đem lại may mắn cho gia chủ, cá koi được nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng chi số tiền lớn để mua nuôi. Nắm bắt thị trường, anh Thái Vĩnh Phú (ngụ ấp Bình Đông 2, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân) thử sức và bước đầu thành công khi nuôi cá koi trong ao đất.
Những công trình cầu, đường giao thông nông thôn đã, đang và sẽ hoàn thành không chỉ tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, thông thương hàng hóa, đầu tư phát triển sản xuất cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), tạo diện mạo mới cho nông thôn An Giang ngày càng khởi sắc. Đó là những công trình của “ý Đảng, lòng dân”.
Theo cái hẹn muôn đời, mùa nước lũ đã tràn về đồng bằng châu thổ để tắm mát cho mảnh đất phù sa quanh năm trái ngọt cây lành. Theo thời gian, lũ dần thay đổi, nhưng sản vật mùa nước nổi vẫn là món quà quý mà mẹ thiên nhiên ban tặng, nhắc nhở chúng ta về phong vị của quê hương.
Đó là thương binh ¼ Nguyễn Văn Đủ, anh sinh năm 1968 cư ngụ ấp Bình Trung 2, xã Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Nằm gần trung tâm thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Thủy Đài Sơn không thu hút du khách bởi vẻ uy nghi, hùng vĩ. Thay vào đó là vẻ đẹp đơn sơ, cùng những câu chuyện ly kỳ, không kém phần huyền bí .
Đó là chương trình do một nhóm bạn trẻ, nhà hảo tâm phối hợp thực hiện vào chiều 10/9, tại chùa Sóc Tức (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Trời lúc nắng hanh hao, lúc lại chuyển mưa đen kịn, nhưng chẳng làm mấy em nhỏ bớt vui!
Hàng năm, cứ đến ngày 12/8 (âm lịch), tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và du khách gần xa nô nức đến viếng chùa Thới Sơn (xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nhân Lễ giỗ Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc của vùng đất Thới Sơn, nhằm tưởng nhớ công đức tiền nhân, thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ hôm nay.
Bên cạnh công lao to lớn của Thống chế khâm sai thượng đạo đại tướng quân Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), vùng đất An Giang “thuở mang gươm đi mở cõi” còn có đóng góp của nhiều danh tướng đã được triều đình phong hầu. Sự phát triển của tỉnh hôm nay còn lưu dấu nhiều hiền nhân thuở ấy.
Tiếng trống khai trường rộn ràng đầu tháng 9, mang đến tâm thế háo hức cho hơn 406.000 học sinh từ bậc mầm non, mẫu giáo đến THPT trên địa bàn tỉnh An Giang. Buổi lễ kết thúc, mang theo hy vọng khởi đầu thuận lợi cho năm học 2022-2023 tràn đầy ước vọng, hân hoan.
Lễ hội khinh khí cầu huyện Tri Tôn năm 2022, là lễ hội khinh khí cầu lần đầu tiên được tổ chức ở miền Tây Nam Bộ, do UBND huyện Tri Tôn phối hợp Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ SG Chiến Thắng tổ chức tại Khu liên hợp thể thao du lịch Tà Pạ - Soài Chek (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nhằm kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; kích cầu du lịch; tạo điều kiện cho người dân trong, ngoài tỉnh tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vùng đất Bảy núi An Giang.
Men theo đường mòn dưới chân Ngọa Long Sơn, thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chúng tôi dễ dàng hỏi thăm người bản địa để được chỉ đường đến suối Ô Đá. Hoặc nếu để ý sẽ có những bảng chỉ dẫn viết tay đơn sơ đặt ở các đoạn cua.