“Từ lúc mẹ gửi con vào “Học kỳ trong quân đội”, con cứ thấy vui vì được xa nhà. Nhưng bây giờ con cảm thấy muốn về nhà để gặp ba mẹ… Lúc con biết tới game, con cảm thấy tình cảm gia đình như tan vỡ. Nhưng khi con đi Học kỳ trong quân đội này, game chỉ là một thứ gì đó “rác rưởi”. Tới lúc con “xuất ngũ” thì lời đầu tiên con nói với ba mẹ là: Con yêu ba mẹ nhiều lắm!” - Khánh Thiên (cậu bé 11 tuổi, ngụ TP. Long Xuyên) quẹt nước mắt khi viết những dòng thư này.
Đây là bộ ảnh của tác giả Thanh Hùng, phóng viên Báo An Giang thực hiện qua tiết mục múa “Sự hy sinh thầm lặng”, do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật An Giang thể hiện, nhằm động viên, ghi nhận những cống hiến thầm lặng của các lực lượng: Y, bác sĩ, công an, quân đội, thanh niên tình nguyện nơi tuyến đầu… trong công tác phòng, chống COVID-19 ở An Giang.
Tháng 8, dòng sông Hậu ngả màu ngầu đục, cũng là lúc những “ngư phủ” tất bật dùng vợt xúc cá sát, kiếm thêm thu nhập. Cá sát sông thuộc loại da trơn, muốn khai thác được nhiều, ngư dân phải canh theo con nước...
Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.
Đối ngoại quân sự là một bộ phận trong công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Qua đó, nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ với quân đội, lực lượng vũ trang (LLVT) các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới, góp phần vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thời kỳ mới.
Sáng 31/7, Tỉnh đoàn An Giang phối hợp Trung đoàn 3 (Sư đoàn 330, Quân khu 9) tổ chức lễ “xuất ngũ” cho 119 “chiến sĩ nhí” (từ 11 - 17 tuổi). 8 ngày huấn luyện “Học kỳ trong quân đội” để lại dấu ấn khó phai nhòa trong lòng từng đứa trẻ.
Những ngày tháng 7, tất cả người dân Việt Nam lại lặng mình tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho hòa bình, độc lập và tri ân những người không tiếc máu xương để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết dân tộc từ bao đời nay. Truyền thống quý báu đó đã hun đúc nên tinh thần chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, gian lao để lao động sản xuất và đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.
Chiều tối 24/7, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn An Giang phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức lễ “Thắp nến tri ân” tại Nghĩa trang Liệt sĩ Dốc Bà Đắc và Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Sáng 24/7, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn An Giang phối hợp Sư đoàn 330 (Quân khu 9) tổ chức Chương trình “Học kỳ trong quân đội” năm 2022, với sự tham gia của 119 “chiến sĩ nhí”.
Lời tòa soạn: 5 năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh An Giang luôn đẩy mạnh phong trào thi đua “Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; là lực lượng tiên phong, đi đầu trong thực hiện phong trào, góp phần thiết thực giúp nhân dân giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Sáng 10/7, tại Nhà Thiếu nhi An Giang, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Công ty TCP Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022 – Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho thanh niên công nhân tại 4 tỉnh: An Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.
Với lối kiến trúc độc đáo, thêm vào đó là không gian trong lành, tĩnh lặng… Tổ đình Phi Lai (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa. Đây còn là ngôi chùa lưu dấu của bậc cao tăng có nhiều công lao trong công cuộc chấn hưng Phật giáo…
Những hạt mưa đầu mùa rớt xuống, vùng Bảy Núi dường như vươn mình tỉnh giấc sau những tháng ngày ngủ vùi trong nắng hạn, cây cối bắt đầu đâm chồi, chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Bên cạnh nhiều loại trái cây đặc sản đơm hoa kết trái, cư dân ở vùng Bảy Núi lại rộn ràng chuẩn bị đón một mùa thu hoạch các loại măng - một sản phẩm đặc trưng của vùng.
Theo lời hẹn trước, tôi đến thăm người bạn vốn là ngư dân ngụ bên bờ kênh Trà Sư (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trong mùa nước đổ. Vì quý người bạn đường xa, anh dẫn tôi đi “săn” cá đồng để có dịp sống trong không khí đồng quê và thưởng thức cái thú tiêu dao.
Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.
Sở hữu khung cảnh hữu tình cùng nhiều huyền thoại linh thiêng, vùng Bảy Núi luôn thu hút rất nhiều tay máy chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đến “săn” ảnh đẹp. Tuy nhiên, sau mỗi tấm ảnh đẹp là câu chuyện về sự kỳ công của những người đã dành trọn đam mê cho nhiếp ảnh.
Cái nóng bị xua tan trước những cơn mưa, khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai, núi rừng Bảy Núi như thức giấc, khoác trên mình một chiếc áo mới xanh mơn mởn. Du lịch Bảy Núi vào mùa mưa đang trở thành sản phẩm du lịch (DL) hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá và trải nghiệm.
Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.