Những bức ảnh “selfie” trong lúc lấy mẫu test nhanh trong bộ đồ bảo hộ kín mít, những bức ảnh chụp cảnh đồng đội đang dùng bữa cơm vội vàng, chụp đồng nghiệp ngủ gục khi mệt nhoài… đã trở thành những kỷ niệm, những trang nhật ký sinh động về một thời chống dịch của các bạn trẻ. Năm tháng có đi qua, nhưng những kỷ niệm về một thời thanh xuân đầy nhiệt huyết chắc chắn sẽ mãi còn ghi dấu, khi lần hồi mở lại những trang “nhật ký chống dịch”.
Dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp; các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh đang đẩy mạnh các hoạt động và thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.
Rõ ràng là như thế. Trời bắt đầu trở mình từ thu sang đông - lịch trên tường giải thích rằng đã lập đông. Nhưng miền Nam lúc này vẫn còn dìu dịu, lưng chừng giữa 2 sắc thái. Nắng, mà không hẳn hanh hao nóng. Mưa, lại không hẳn sắt se lạnh. Vậy nên, mới phải “Vờ như mùa đông đã về” (Nỗi nhớ mùa đông - Thảo Phương).
Thời gian qua, ông Phùng Mỹ Luông (phường Long Hưng, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã tham gia thực hiện phòng, chống sạt lở ở rất nhiều địa phương. Dựa vào các tài liệu, giải pháp thi công (do các nhà khoa học đưa ra) ông Luông và các cộng sự của mình nhanh chóng điều động các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng (do chính ông sáng chế) để thực hiện.
Cùng với các địa phương trong cả nước, An Giang đã chuyển sang trạng thái bình thường mới với nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ được mở cửa trở lại.
Sau nhiều tháng thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, người dân trở lại với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, nhiều lao động tạm thời thay đổi ngành nghề để thích nghi với trạng thái mới, nhanh chóng lao động sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống, trên nguyên tắc đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19…
Dù đã ở vào độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, họ vẫn nhiệt tình tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương. Với họ, tuổi tác không còn là rào cản khi đã quyết tâm góp sức mình vào công cuộc phòng, chống dịch bệnh.
Hành trình ấy chẳng dễ dàng gì. Không phải vì họ không muốn bỏ, mà bỏ rồi thì lại bơ vơ trên bờ. Vậy là, cứ nấn níu sống tạm dưới ghe. Nói tạm cho nhẹ nỗi buồn, chớ có ai sống tạm mấy mươi năm, hết đời cha, đời mẹ, lại đến đời con, đời cháu? Sống tạm lâu đến mức, khi xa rời chiếc ghe rồi, họ cứ ngỡ đang mơ…
Khẩu trang chẳng che giấu được hết biểu cảm của con người trong mùa dịch bệnh. Cung bậc cảm xúc luôn dồn nén vào đôi mắt, trong cái nhíu mày. Tôi góp nhặt những biểu cảm ấy trong nhiều chuyến tác nghiệp. Muôn màu, muôn vẻ, như cuộc sống vốn có…
Chuyến xe của Đội K90 (Quân khu 9) hôm ấy chạy xuyên đêm từ TP. Hồ Chí Minh về An Giang. Trên xe chở 24 “hành khách” đặc biệt. Hành trang của họ là chính họ, cùng với mảnh giấy xác nhận hỏa táng sau khi tử vong vì COVID-19. Lần về quê này của họ là lần cuối cùng trong hành trình “Ra đi gửi yêu thương, trở về trong tưởng nhớ”.
Hàng chục ngàn người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã di chuyển tự phát về An Giang. Lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố nỗ lực tiếp nhận, đảm bảo đưa đón về các địa phương trật tự, an toàn. Cả xã hội cùng chung tay lo cho bà con từng miếng ăn, nước uống; nấu cháo, nấu súp, tặng sữa cho trẻ em, người lớn tuổi, đau yếu… Quê hương luôn dang rộng vòng tay đón chào những người con trở về, cho họ cảm giác ấm áp, an yên sau chuỗi ngày vất vả, khó khăn.
Vượt hàng trăm km, cùng với hành trang nặng trĩu, lòng người xa xứ cũng trĩu nặng vì mệt mỏi, lo lắng. Họ biết, khi tự phát, ồ ạt trở về, chắc chắn phát sinh trở ngại cho quê hương. Nhưng sự bình yên ở nơi chôn nhau cắt rốn thôi thúc họ lên đường. Dẫu thế nào đi nữa, trong vòng tay quê hương, những người con xa xứ được vỗ về, yêu thương, chăm sóc.
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh An Giang đang nỗ lực tiếp nhận, bố trí người dân từ các tỉnh, thành phố tự phát trở về. Công tác chuẩn bị gặp nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, do số lượng người dân đổ về quá lớn.
Vừa qua, Ban Tổ chức đón công dân tỉnh An Giang đã đón 233 công dân thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, gồm: phụ nữ mang thai từ 7 tháng tuổi trở lên và người già từ 65 tuổi trở lên có bệnh nền đang làm việc, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Long An, Bình Dương trở về quê hương an toàn. Đây là chủ trương ý nghĩa, nhân văn, ấm áp nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang, góp phần giúp các công dân bị ảnh hưởng dịch bệnh được trở về quê nhà.
Đón công dân sinh sống, làm việc đang gặp khó khăn tại các tỉnh, thành phố là một trong những chủ trương ý nghĩa, nhân văn, ấm áp nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang. Qua đó, góp phần giúp các công dân bị ảnh hưởng dịch bệnh được trở về quê hương ổn định cuộc sống; đồng thời giảm áp lực trong công tác phòng, chống dịch cho các địa phương đang có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã triển khai các chốt tuần tra, kiểm soát trên sông Hậu.
Tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp; phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài; chống là quan trọng, thường xuyên”.
TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đang quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 với “mục tiêu kép”: vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa chống dịch hiệu quả.
Theo vòng quay của tạo hóa, con nước lũ lại về với đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng với những dấu hiệu về mùa lũ nhỏ đã khiến dân câu lưới thêm nỗi lo toan.
Thời gian qua, An Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên, thường xuyên rà soát, bổ sung quy chế làm việc; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực.