Tháng 4-1975, cùng với cả nước, quân và dân An Giang đứng lên đập tan ngụy quân, ngụy quyền, đánh đuổi quân xâm lược Mỹ, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là những ngày tháng lịch sử không thể nào quên của quân - dân tỉnh nhà. Chiều 2-5-1975, các huyện, thị xã của An Giang thuộc tỉnh Long Châu Hà được giải phóng hoàn toàn. Đến ngày 3-5, các huyện ở An Giang thuộc tỉnh Long Châu Tiền được hoàn toàn giải phóng. Chỉ riêng Phú Tân và Chợ Mới là 2 huyện được giải phóng sau cùng.
Hiện nay, đội ngũ Bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được giao kiêm nhiệm Chính trị viên (CTV) phó Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) cấp xã. Trong quá trình công tác, đôi lúc cán cân “kiêm nhiệm” này nghiêng sang công tác Đoàn. Người phụ trách “bỏ quên” nhiệm vụ CTV phó hoặc nếu có làm, không tránh khỏi khó khăn, lúng túng. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đi tìm câu trả lời: phải làm gì để cân bằng tốt “hai vai”?
“Chuyến xe yêu thương” là món quà của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vận động Tổng Công ty Đối tác Chân Thật trao tặng cho Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang, với mong muốn lan tỏa thông điệp yêu thương, giúp đỡ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Lẩn khuất trong nửa mùa nắng và nửa mùa mưa là sắc tím dịu dàng, trong trẻo nhưng đầy thương nhớ của hoa bằng lăng. Loài hoa quen thuộc ấy luôn để cho người ta nỗi nhớ mong xao xuyến, mỗi khi nhìn thấy những chùm hoa tím đung đưa trong cơn gió đầu hè.
Giữa trưa, tôi chạm vào mấy gốc mặc nưa, nghe trầm mặc lan sâu vào lòng. Chúng như lạc lõng giữa mảnh đất mặt tiền có giá trị cả chục tỷ đồng của phố thị. Những khoảnh đất bạt ngàn mặc nưa ngày xưa giờ đã lùi vào dĩ vãng, kéo theo thời hoàng kim của mặc nưa. Mà thật ra, mặc nưa không mang ý nghĩa cho riêng mình. Nó là “linh hồn” của “nữ hoàng tơ lụa” lãnh Mỹ A huyền thoại. Không có lãnh Mỹ A, nó chỉ là gốc cây dại ven đường. Ngược lại, thiếu mặc nưa, lãnh Mỹ A chỉ là mảnh lụa đơn thuần, vắng hẳn nét đặc sắc được truyền tụng.
Khi ánh sáng cuối cùng của ngày theo mặt trời đi ngủ, cuộc sống sẽ tiếp diễn với đủ ngọn đèn rực rỡ thay thế. Chúng ta đã quá quen thuộc với điều đó rồi, nào biết được, dọc theo chiều dài biên giới, ánh đèn đêm là một thứ rất đỗi quý giá. Ở nơi đó, cả năm nay, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ (CBCS) chắt chiu từng chút ánh sáng, "căng mắt, căng tai" bảo vệ đường biên.
Tháng 4, cái nắng hầm hập dường như thiêu đốt. Trên cánh đồng biên giới An Giang, cán bộ, chiến sĩ trên các chốt phòng, chống dịch COVID-19 đang nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vì an toàn cho cả cộng đồng.
Cuối tháng 3, nắng gió phả hơi nóng rát mặt người, khiến người ta ngại ra khỏi nhà, ngại đối mặt với thời tiết khó chịu. Thế nhưng, dọc theo tuyến biên giới, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đang “sống chung” với nắng nóng, với áp lực nặng nề trên vai. Với họ, mùa nắng đầu tiên đã vượt qua được thì mùa thứ 2 sẽ vượt qua được thôi!
Họ không phải là những nghệ sĩ tài danh hay thầy đờn nổi tiếng, mà chỉ đơn giản là những người đam mê loại hình âm nhạc truyền thống của dân tộc. Người ta gọi họ là tài tử, bởi tính chất không chuyên và một phần cũng vì sự hào sảng của những người luôn xem âm nhạc truyền thống Nam Bộ là niềm đam mê của đời mình.
Hè đến, những cơn gió từ đâu mang ký ức ùa về qua những cánh diều tung tăng bay lượn. Khi ấy, tôi lại bâng khuâng nhớ đến cánh diều tuổi thơ, nơi đầy ắp những nụ cười vô tư và hình ảnh một thuở chân đất đầu trần ở chốn quê nghèo.
Thời gian tới, trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ diễn ra các sự kiện, lễ trọng của các dân tộc, tôn giáo, như: lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành (ngày 4-4-2021), Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer (từ ngày 14-4 đến 16-4-2021), tháng Ramadan của cộng đồng DTTS Chăm (từ ngày 13-4 đến 12-5-2021), lễ Phật đản của Phật giáo (ngày 26-5-2021, nhằm mùng 15-4 âm lịch), lễ khai sáng đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (ngày 14-6-2021, nhằm mùng 05-5 âm lịch), lễ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (ngày 27-6-2021, nhằm mùng 18-5 âm lịch). Ngoài ra, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Campuchia sau “Sự kiện cộng đồng ngày 20-2-2021” diễn biến phức tạp, do vậy, nhu cầu nhập cảnh của đồng bào từ nước ngoài về Việt Nam là rất lớn, tạo nên áp lực cho biên giới An Giang.
Chiều ngày 23-3-2021, Trường Mầm non Sen Hồng (Nhà Thiếu nhi An Giang) tổ chức Hội thi “Bé tài năng, cô duyên dáng” năm 2021. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2021); tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giao lưu, giữa các cô giáo và học sinh trong nhà trường.
Những ngày đầu tháng 3, chị em phụ nữ huởng ứng “Tuần lễ áo dài” đã để lại rất nhiều ấn tuợng đẹp! Hình ảnh tà áo dài xuất hiện trong công sở hay bất cứ noi đâu đều mang đến những cái nhìn tích cực về văn hóa Việt Nam.
Sáng 19-3, tại TX. Tân Châu (An Giang), Liên đội Trường Tiểu học “B” Châu Phong đăng cai tổ chức điểm cấp tỉnh Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên đoàn” năm 2021.
Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.
Trên núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang) có một vườn lồng mức đã bén rễ và phát triển ở vùng đất này trên 20 năm. Đó là vườn lồng mức của anh Đỗ Quốc Việt rộng trên 1,5ha, canh tác theo kiểu vườn đồi.
Mùa này, ở biên giới An Giang đã vắng hẳn những ngày trời se lạnh, thay vào đó là cái nắng hanh hao, chao chát mặt người. Trên đồng, hạt lúa chín vàng chờ ngày gặt. Cảnh vật đẹp đến nao lòng. Ở nơi ấy, cả ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ. Quá trình công tác, sinh hoạt tuy vất vả, nhưng họ vẫn tìm thấy những điều thi vị cho riêng mình.
Tháng 3, cái nắng chan chát như thiêu đốt ruộng đồng dường như cũng đánh thức những cây ô môi trổ bông đẹp nhất. Với nhiều người, ô môi không chỉ là kỷ niệm mà còn là một góc tuổi thơ, nhắc nhở chúng ta đừng quên những ký ức đẹp tươi của thuở thiếu thời!
Gần 400 ngày kể từ thời điểm các tổ, chốt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được bố trí dọc theo tuyến biên giới, ngăn chặn “giặc bệnh” xâm nhập vào đất nước. Xác định “trường kỳ kháng chiến” nên các tổ, chốt này nhiều lần được gia cố, xây dựng ngày càng kiên cố, vững chãi hơn.
Có một tác giả khi viết về phụ nữ đã cho rằng “Phụ nữ đâu chỉ là một phần hai thế giới/Thực chất còn hơn thế rất nhiều/Như những bông hoa xinh đẹp yêu kiều/Vừa đảm việc nhà, vừa giỏi giang việc nước”. Phụ nữ Việt Nam ngàn đời vốn vậy, với những phẩm chất tuyệt vời họ rất đáng được tôn vinh!