Sáng 14/2, Hội Nông dân xã Phú Thành (huyện Phú Tân) tổ chức lễ ra mắt Chi hội nông dân trồng lúa chất lượng cao. Đây là chi hội nghề nghiệp đầu tiên được thành lập theo Đề án 1 triệu héc-ta trồng lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Phú Tân.
Năm 2025, nền nông nghiệp của An Giang sẽ được phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tăng trưởng hợp lý, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành. Đồng thời, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; nâng giá trị canh tác và thu nhập của nông dân.
Với những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của năm qua, Nhân dân huyện Phú Tân chủ động, thích ứng sản xuất, đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách phát triển tam nông, để sản xuất nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế huyện cù lao.
Trồng hoa phục vụ thị trường lễ, Tết trong năm đã trở thành nghề truyền thống của người dân huyện miền núi Tri Tôn nói chung, thị trấn Ba Chúc và xã Lê Trì nói riêng. Hoa đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nên việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được huyện Châu Thành xem là một trong những giải pháp hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2025, Hội Nông dân TX. Tịnh Biên sẽ tích cực thực hiện Nghị quyết tam nông của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển hình thức kinh tế hợp tác ứng dụng công nghệ cao.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) An Giang tiếp tục khuyến cáo địa phương, ngành chuyên môn và nông dân tăng cường phòng, chống dịch hại trên cây trồng sau Tết, nhằm bảo vệ năng suất vụ sản xuất đông xuân 2024 - 2025.
Với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành tập trung chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, toàn diện, phù hợp với điều kiện địa phương. Đồng thời, khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp.
Huyện Phú Tân tự hào là vùng chuyên canh sản xuất đặc sản nếp của tỉnh và đã lan tỏa thương hiệu đến nhiều nơi trên cả nước. Nối tiếp qua các thế hệ, hạt nếp gắn bó với người dân cùng những giai đoạn thăng trầm. Đến nay, nếp vẫn là kinh tế của hàng ngàn hộ dân trên đất cù lao, hễ nhắc tới Phú Tân thì người ta hiểu ngay đó là “xứ nếp”.
Với mức tăng trưởng GRDP khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 ước đạt 3,72%, chiếm tỷ trọng 34,74% trong tổng cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp An Giang vẫn tiếp tục là “trụ đỡ”, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xác định đúng thế mạnh của từng vùng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nông dân các địa phương trong tỉnh đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp hữu cơ, liên kết tiêu thụ sản phẩm… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những mục tiêu quan trọng của tri thức hóa nông dân là để đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, trong đó vấn đề quan trọng là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thu nhập cho nông dân.
Nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu các địa phương, đơn vị trực thuộc tăng cường thăm đồng, kiểm tra dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Chiều 22/1, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong chủ trì buổi lễ.
Thời điểm này, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, như: Dưa lê, dưa lưới trong nhà màng của nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị tung ra thị trường với một tâm thế phấn khởi cho vụ mùa Tết bội thu.
Năm 2024, huyện Châu Phú thí điểm 50ha thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao tại xã Thạnh Mỹ Tây. Năm 2025, huyện Châu Phú sẽ mở rộng diện tích thực hiện trên các tiểu vùng theo kế hoạch.
Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp, nhiều nông dân đã và đang ứng dụng nhiều giải pháp tổ chức sản xuất, lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện thời tiết... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Đông xuân là vụ lúa rất quan trọng bởi năng suất, chất lượng và giá bán vượt trội hơn so các vụ khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên hiện nay, tình hình thời tiết và các loại dịch hại lúa vẫn còn diễn biến phức tạp. Để đảm bảo “ăn chắc” trong vụ này, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân tích cực thăm đồng, chủ động các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh.
Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là cơ sở pháp lý cho các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia, với mong muốn sản phẩm có đầu ra ổn định.
Nhằm bảo vệ diện tích lúa đông xuân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường giải pháp quản lý dịch hại, tổ chức thăm đồng theo kế hoạch để kịp thời hỗ trợ nông dân.
Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Quốc Thái
Xã Tân Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Tân Phú với niềm vui nông thôn mới
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố xã Mỹ Khánh đạt nông thôn mới kiểu mẫu
Châu Thành hướng đến “Huyện nông thôn mới”
Xã Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao
Phấn đấu xây dựng những “miền quê đáng sống”