Năm 2024, huyện Châu Phú thí điểm 50ha thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao tại xã Thạnh Mỹ Tây. Năm 2025, huyện Châu Phú sẽ mở rộng diện tích thực hiện trên các tiểu vùng theo kế hoạch.
Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp, nhiều nông dân đã và đang ứng dụng nhiều giải pháp tổ chức sản xuất, lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện thời tiết... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Đông xuân là vụ lúa rất quan trọng bởi năng suất, chất lượng và giá bán vượt trội hơn so các vụ khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên hiện nay, tình hình thời tiết và các loại dịch hại lúa vẫn còn diễn biến phức tạp. Để đảm bảo “ăn chắc” trong vụ này, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân tích cực thăm đồng, chủ động các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh.
Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là cơ sở pháp lý cho các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia, với mong muốn sản phẩm có đầu ra ổn định.
Nhằm bảo vệ diện tích lúa đông xuân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường giải pháp quản lý dịch hại, tổ chức thăm đồng theo kế hoạch để kịp thời hỗ trợ nông dân.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) vừa thực hiện thành công mô hình trồng khảo nghiệm 7 giống đậu phộng. Từ đó, đánh giá năng suất, chất lượng và tính thích nghi của các giống đậu phộng, chọn được 1 - 2 giống đậu phộng mới phù hợp điều kiện địa phương và cho năng suất cao để nhân rộng.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Lãnh đạo huyện Phú Tân kiểm tra tình hình lúa, nếp trước Tết Nguyên đán Ngày 13/1, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo cùng lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đi kiểm tra mô hình tham gia Đề án 1 triệu héc-ta sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Phú Long.
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.
An Phú là vùng rất thích hợp cho cây đậu phộng phát triển. Để giúp nông dân có thêm giống đậu phộng chất lượng, cho năng suất cao, trong vụ thu đông năm 2024, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức mô hình trồng khảo nghiệm 6 giống đậu phộng và 1 giống đối chứng để nâng cấp chuỗi giá trị giống đậu phộng cho vùng đất huyện An Phú. Qua đánh giá, có 2 giống đậu phộng đạt chất lượng, cho năng suất, tăng khoảng 10% so với các giống đậu phộng mà nông dân gieo trồng trước đây.
Khu vực bến Bà Chi (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) từ lâu được biết đến với những vườn cây ăn trái bạt ngàn, chủ yếu là cây xoài, phong phú với các loại: Xoài cát Hòa Lộc, xoài thanh ca, xoài tượng da xanh, xoài keo... Ngoài ra, bà con nông dân còn canh tác nhiều loại cây trồng khác, cho nguồn thu nhập khả quan, trong đó có cây táo hồng.
Nhằm chủ động ứng phó mùa khô năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương chủ động phối hợp thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hạn, kiệt, mực nước thấp theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.
Ngày 9/1, Hội Nông dân huyện Tri Tôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức đến dự và chỉ đạo.
Sáng 9/1, Hội Nông dân TX. Tân Châu tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2024.
Với sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp huyện Châu Phú đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Địa phương đang tiếp tục nhân rộng các mô hình, vận động thêm nhiều nông dân tham gia đề án.
Mỗi năm, tỉnh thu hoạch khoảng 1.000 tấn dược liệu các loại, với tổng giá trị khoảng 487 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD). Dù sở hữu nhiều lợi thế, ngành dược liệu An Giang vẫn còn nhiều khó khăn liên quan từ khâu sản xuất đến tiêu thụ...
Năm nào cũng vậy, khoảng đầu tháng 12 âm lịch, gia đình ông Trần Tấn Minh (sinh năm 1967, ngụ ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn) lại tất bật chăm lo công đoạn cuối cùng cho nhiều loại hoa bán dịp Tết, thấp thỏm chờ người đặt mua.
Đến cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Châu Phú phát triển được 618,85ha diện tích sản xuất tập trung. Năm 2025, địa phương tiếp tục mở rộng thêm 50ha tại các vùng sản xuất tập trung, hướng đến mục tiêu gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản, đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Để chủ động phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố, thủ trưởng các sở ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Năm 2024, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ vốn để nông dân phát triển, mở rộng sản xuất. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã phát huy vai trò tích cực, tạo điều kiện để nông dân toàn tỉnh có điều kiện làm ăn, vươn lên khá giàu.