Kết quả tìm kiếm cho "UBND ��� TX. T��n Ch��u"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 41
Bưu điện tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra kế hoạch năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Minh Thúy; đại diện Hội đồng thành viên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Hải Thanh đã đến dự.
Những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, MTTQ và đoàn thể các cấp lãnh, chỉ đạo hiệu quả; giúp người tiêu dùng nhận thức đầy đủ quyền lợi chính đáng của mình; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh - tiêu dùng bền vững.
“Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam TX. Tân Châu và huyện An Phú” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị đặc sắc của loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm Islam.
“Hệ thống giao thông yếu kém, chưa đồng bộ là một trong những điểm nghẽn lớn nhất cản trở sự phát triển của An Giang - một tỉnh biên giới, cách xa trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Khi bài toán giao thông được giải quyết, điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế chính sách được tháo gỡ, tỉnh sẽ có cơ hội bứt phá, vươn lên phát triển xứng tầm” - Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Ngô Công Thức nhấn mạnh khi chia sẻ về định hướng cốt lõi của ngành GTVT.
Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023); 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023), Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023), ban ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể dục - thể thao (TDTT). Qua đó, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Trong xu hướng số hóa toàn cầu, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của An Giang càng có cơ hội phát huy thế mạnh. Nếu những lần đột phá nông nghiệp trước đây mang tính chất thủ công, dựa vào chủ trương, quyết tâm và sức lao động là chính thì trong thời đại mới, đột phá nông nghiệp, du lịch phải dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), khoa học và công nghệ (KH&CN)…
Qua 266 năm khai phá, mở mang, gìn giữ vùng đất “phên giậu” Châu Đốc tân cương, nhất là từ khi thành lập thành phố (năm 2013) đến nay, Châu Đốc đã không ngừng phát triển, đổi mới, diện mạo đô thị khang trang, kinh tế - xã hội (KTXH) không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
Mùa mưa đã bắt đầu, nhưng vẫn còn tình trạng nắng nóng gay gắt; nền nhiệt cao kết hợp thiếu hụt nguồn nước, gây nguy cơ cháy rừng cao. Bên cạnh tập trung cho nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), ngành kiểm lâm và các địa phương chú trọng phát triển mới diện tích rừng, tạo “lá phổi xanh” cho cuộc sống.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) đang được đầu tư phát triển và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Không chỉ duy trì và nhân rộng các mô hình thể thao quần chúng, mà nhiều địa phương còn tích cực huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các khu vực công cộng, phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân.
Để tiếp tục phát triển trong những năm tới, ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nền hành chính hiện đại, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính… TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) còn đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (KTXH) mang tính đồng bộ (theo tiêu chuẩn thành phố).
15 năm trước, ngày 21/6/2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Tân Châu (tỉnh An Giang) thành thị xã đến năm 2010.
Cùng với cả nước, sáng nay 5/9, 720 trường học trên địa bàn tỉnh An Giang đồng loạt khai giảng năm học 2022-2023. Nỗ lực vượt khó, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh sẽ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới, đảm bảo chất lượng dạy và học...