Kết quả tìm kiếm cho "trong kh������ng gian"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 95
Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Châu Phú được triển khai thông qua nhiều cách làm thiết thực. Từ đó, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương.
Các cấp, ngành trong tỉnh đã và đang tập trung phát triển các loại hình kinh tế tập thể (KTTT) đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đã tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã kiện toàn bộ máy, nâng cao nguồn nhân lực, áp dụng chuyển đổi số… để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh và địa phương, ngành nông nghiệp An Giang đã đạt được những kết quả tích cực. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án lớn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong thực hiện tam nông, An Giang nỗ lực xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, trở thành những miền quê đáng sống. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp xanh, giá trị cao và bền vững.
Những vụ án ma túy xảy ra trên tuyến đường hàng không gần đây cho thấy, loại tội phạm này đang diễn biến rất khó lường, tính chất xuyên quốc gia với quy mô ngày càng lớn, số lượng tang vật vụ án sau luôn nhiều hơn vụ án trước...
Qua công tác thanh, kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng tốt hơn. Dù hoạt động kinh doanh có những lúc khó khăn nhưng các cơ sở không vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh tập trung trên nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực nông nghiệp đạt kết quả nổi trội, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản...
Nhiều địa phương đã xác định và có những quyết sách cho việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH và CN) trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để KH và CN trở thành động lực, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường KH và CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp...
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Để gia tăng giá trị nông sản theo hướng bền vững, cần có sự tham gia của doanh nghiệp (DN) trong liên kết xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng.
Thực hiện chương trình phối hợp, Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hỗ trợ huyện An Phú xây dựng một số mô hình nông nghiệp, nghiên cứu chế biến đa dạng hóa nông sản, chuyển giao quy trình công nghệ chế biến, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp…
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây ngắn ngày khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng, liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm cây ăn trái.
Đối với “đầu tàu” kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần những “toa tàu” từ vùng ĐBSCL để thúc đẩy phát triển. Nếu TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, dịch vụ, phân phối lớn nhất miền Nam thì ĐBSCL cũng là vùng nguyên liệu lúa, cá, tôm, trái cây lớn nhất cả nước. Sự kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa TP. Hồ Chí Minh - ĐBSCL sẽ giúp đánh thức thế mạnh của nhau, mang lại lợi ích trước nhất cho người dân, doanh nghiệp (DN).