Bộ GD-ĐT vừa đề nghị UBND 63 tỉnh thành trong cả nước đánh giá công tác quy hoạch, định hướng phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Bên canh đó, thực hiện tốt các chính sách, đầu tư phát triển giáo dục mầm non theo quy định của Đảng và Nhà nước…; Kịp thời ban hành các chính sách của địa phương để thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, hỗ trợ cho người cho động các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non gặp khó khăn do ảnh hưởng của địch Covid-19. Chỉ đạo rà soát số người lao động làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục và cơ sở giáo dục mầm non chưa được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 để khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục bảo đảm duy trì hoạt động trong thời gian tới.
Ngoài ra, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trinh giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025". Quan tâm ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo 1 phòng học/1 lớp học, phòng học thiết bị, sĩ số theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn…
Đặc biệt chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố việc tuyển bổ sung giáo viên mầm non còn thiếu, bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015 liên Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ; theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 với tinh thần "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp".
Theo MINH ANH (Vietnamnet)