Trên 60 thanh niên tình nguyện, đoàn viên, thanh niên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề An Giang, Trường Cao đẳng Y tế An Giang và các địa phương phối hợp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã tham gia lấy mẫu test nhanh trong cộng đồng tại địa phương có dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, như: Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Tân Phú, Bình Thạnh…, nhằm góp phần cùng địa phương phòng, chống dịch, sớm trả lại cuộc sống bình thường cho người dân…
Thấy chúng tôi đến thăm, ông Huỳnh Văn Điều (sinh năm 1933, bí danh Ba Thành, ngụ xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên) vội kêu người nhà đem bức ảnh ông nắm tay Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra khoe. Bức ảnh quý bị thất lạc một thời gian dài, nay mới trở về với ông. Đằng sau đó cũng là một câu chuyện quý, không thể phai nhạt trong tâm trí người cán bộ lão thành cách mạng.
Một lần, tôi được tham dự triển lãm “Bác Tôn - Câu chuyện giáo dục trong gia đình qua những lá thư”, được tiếp cận một số lá thư viết tay của Bác Tôn gửi con cháu trong gia đình, khi đất nước còn bị chia cắt và chiến tranh đang diễn ra ác liệt. Những lá thư rất tình cảm, xúc động, mang đầy tính giáo dục, được lưu giữ cẩn thận đến hôm nay, chan chứa tấm lòng một người con, người chồng, người cha, người ông.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời - suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, Người đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Một buổi sáng tháng 6-2021, ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông ngồi ngắm hồ sen nhỏ trước tư thất, đôi tay – từng bị giặc bẻ gãy, đau chết đi sống lại - không ngừng lần tràng hạt, giấu sự mệt mỏi vì tuổi tác đằng sau vẻ điềm tĩnh. “Tên Bạch Liên của sư bà có ý nghĩa gì?” – bà Lê Thị Bé Ba (sinh năm 1953, chúng tôi thường gọi là cô Ba) cất tiếng hỏi. “Tôi quý cái tên này lắm. Cha mẹ đặt như thế, tôi mong tôi lớn lên thực hiện đúng tâm nguyện của họ, tấm lòng trong sáng như hoa sen trắng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào” – ni trưởng mỉm cười.
Lời tòa soạn: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (nguyên mẫu của nhân vật ni sư Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”) nếu kể một cách vắn tắt thì chỉ gói gọn trong hai lần xuất gia. Nhưng mấy ai thấu hiểu được những giằng xé tâm tư, ray rứt giữa đạo và đời trong lòng bà, giữa những lần xuất gia ấy. Tác phẩm này như một lời tự sự đầy trăn trở của bà, qua góc nhìn của nhà báo Gia Khánh.
Bước vào cửa Phật, chú tiểu Thông ngày nào chưa biết “làm cách mạng” là gì. Lớn lên một chút, trở thành ni cô Diệu Thông, vẫn một lòng cầu lấy bình an cho nhân thế. Nhưng rồi, chẳng ai ngờ, ni cô trở thành nữ trinh sát Biệt động thành, cùng đồng đội mang đến nhiều nỗi khiếp sợ cho kẻ thù. Lần xuất gia đầu tiên kéo dài gần trọn cuộc đời bà, nhưng là lần xuất gia nhiều trăn trở nhất!
Khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lực lượng vũ trang địa phương đã chung sức, đồng lòng gánh vác mọi hoạt động, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, trở ngại. Họ có mặt ở khắp nơi, ngày đêm trực chiến, không quản ngại gian nan.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân chung sức, đồng lòng cùng nhau thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: “Dù là tỉnh có nguy cơ cao, nhưng An Giang đã làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, khống chế số ca nhiễm thấp hơn nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. An Giang cần quyết tâm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường”…
Những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân sống ở vùng thôn quê cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với bà con ở thành phố.
2 ngày/lần, những chuyến xe chất đầy lương thực, nhu yếu phẩm của Công an TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) sẽ đến các khu vực phong tỏa trên địa bàn. Phần quà tuy không lớn về giá trị vật chất, nhưng tràn đầy nghĩa tình giữa lực lượng công an và nhân dân, cùng chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cộng đồng doanh nghiệp tích cực, chủ động xây dựng phương án sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ), đảm bảo quy định phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe người lao động và duy trì các hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Chòng chành trên những con sóng bất kể ngày đêm, những cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh An Giang phải hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, gian khổ hơn so với đường bộ. Nhưng khó đến đâu họ cũng phải vượt qua, để cùng cả tỉnh giữ vững thành trì chống dịch COVID-19.
Cùng với nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, An Giang tiếp tục hành trình 14 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông điệp đối với mọi người dân được cả hệ thống chính trị nhắc đi nhắc lại lúc này là “hãy ở nhà”. Trách nhiệm “ở nhà” thuộc về người dân, còn trách nhiệm của lực lượng chức năng trải đều trên các ngả đường.
“Chuyến xe yêu thương - San sẻ yêu thương, chung tay vượt qua đại dịch COVID-19” do Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Hội Đồng đội tỉnh An Giang phát động và vận động các nguồn lực hỗ trợ từ Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQVN tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh thực hiện.
Ngày 27-7 năm ngoái, bên mâm cúng giỗ liệt sĩ ở nhà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Trí (tên thường gọi là Hai Trí, sinh năm 1949, ngụ xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), đồng đội hứa tiếp tục tề tựu đông đủ vào năm nay. Nhưng rồi, họ đành thất hứa bởi dịch COVID-19. Mâm cúng vẫn được tổ chức như thường lệ. Người ở xa, chứ nghĩa vẫn đong đầy…
Đến cuối tháng 6-2021, với lượng vaccine của Bộ Y tế phân bổ trong 2 đợt là 46. 650 liều, tỉnh An Giang đã tổ chức tiêm chủng miễn phí vaccine phòng COVID-19 trong 2 đợt được 51.495 người thuộc đối tượng được ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQCP, ngày 26-2-2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 và UBND tỉnh, như: nhân viên y tế, lực lượng làm công tác phòng, chống dịch trong tỉnh; các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao; giáo viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; đối tượng làm việc ở các lĩnh vực thiết yếu; người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp…
Sau 4 ngày áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, An Giang tiếp tục mở rộng phạm vi giãn cách xã hội toàn tỉnh (trừ huyện Thoại Sơn và Tri Tôn) theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ, ngày 15-7 đến hết ngày 25-7-2021.
Ký ức, truyền thống của ngày hôm qua đang được truyền lại, vun bồi cho hôm nay và mai sau. Các thế hệ chiến sĩ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nối tiếp nhau thực hiện nhiệm vụ chống lửa ở ngoài bằng lửa ở trong tim mình.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) luôn dành được sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều lời khuyên của Người đến tận hôm nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị, trở thành mục tiêu, phương hướng, kim chỉ nam trong các biện pháp quản lý nghiệp vụ và tổ chức tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ.