Để người dân TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) và du khách hiểu về truyền thống lịch sử, sự gian khổ, hy sinh của các bậc tiền nhân đã khai phá và giữ gìn từng tấc đất quê hương, là cội nguồn của dân tộc và đặc trưng văn hóa của vùng đất Nam bộ, UBND TP. Châu Đốc vừa tổ chức Lễ phục dựng bia Vĩnh Tế Sơn và bia Tân Lộ Kiều Lương.
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.
Vượt qua bao vất vả, khó khăn nơi miền biên giới Tây Nam, những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được tăng cường về tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại An Giang cũng mang theo quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất. Và phía sau sự quyết tâm ấy là những câu chuyện đời rất riêng của họ.
Xương rồng, loại thực vật sống nơi hoang mạc khô hanh, gai nhọn, sần sùi, qua bàn tay chăm sóc của người trồng trở thành loại cây cảnh có giá trị kinh tế và được yêu thích. Tuy mới trồng thời gian gần đây, nhưng niềm đam mê và kinh nghiệm với loại cây này được anh Cường nuôi dưỡng hơn 10 năm trước. Vườn xương rồng của anh Nguyễn Chí Cường (ấp Nhơn An, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) là một trong những địa chỉ được người yêu xương rồng trong và ngoài tỉnh tìm đến để chọn những cây hoa đẹp.
Thời gian gần đây, biên giới An Giang liên tiếp phát hiện các ca nhiễm COVID-19 và được cách ly ngay khi nhập cảnh, không để dịch bùng phát trong cộng đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu, tất cả các đường mòn, đường tắt, kênh rạch thông qua biên giới; không để sót lọt người xuất, nhập cảnh trái phép, trốn cách ly. Đằng sau những thành công ấy là dáng hình, là mồ hôi, vất vả của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ - lá chắn dọc đường biên.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước có chung đường biên giới với nước ta với số ca nhiễm bệnh và tử vong ngày càng tăng. Trong nước, tình hình dịch bệnh diễn biến cũng hết sức nghiêm trọng, nhiều tỉnh đã có dịch trong cộng đồng, trong đó có chủng vi rút biến thể “siêu lây nhiễm” có đặc điểm mạnh hơn, lây nhanh hơn và nguy hiểm hơn. An Giang tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, kiên quyết giữ vững “mục tiêu kép” và đảm bảo sức khỏe nhân dân.
“Đội quân” ép cọc bê-tông chủ yếu là những nông dân “chân đất”. Do cuộc sống khó khăn, họ “ly hương” lên phố thị để mưu sinh bằng nghề nặng nhọc này.
Qua công tác tuyên truyền, phát động phong trào “Toàn dân phòng chống dịch”, “mỗi người dân là một chiến sĩ”, người dân An Giang đã nâng cao có ý thức, tự giác báo cho cơ quan thẩm quyền khi phát hiện người từ vùng dịch, người lạ về địa phương.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh An Giang đã chủ động tăng cường các phương án và biện pháp ứng phó, thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngày 31-1-2020, Tổ chức Y tế Thế giới công bố dịch COVID-19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cả nước đã chủ động triển khai các giải pháp mạnh ngay từ sớm với nguyên tắc, phương châm chống dịch kiên quyết và có chiến thuật linh hoạt, phù hợp, lường trước các tình huống mới. Là địa bàn cửa ngõ biên giới Tây Nam, An Giang chủ động thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch từ sớm, từ xa.
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thật sự trở thành ngày hội lớn, khi hơn 1,6 triệu cử tri An Giang cùng hơn 69 triệu cử tri cả nước hân hoan đi bỏ phiếu, sáng suốt lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Sau nhiều tháng chuẩn bị, các mặt công tác phục vụ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã cơ bản hoàn tất. Không khí rộn ràng của “ngày hội toàn dân” thể hiện rõ nét khắp nơi. Toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân dành trọn tâm huyết, quyết tâm cho ngày 23-5!
Gắn liền với những huyền thoại ly kỳ liên quan đến giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ là một trong những di tích đặc biệt được người dân giữ gìn, tôn tạo cho đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện về công lao của các bậc tiền nhân thời mở đất.
Tháng 5, tháng của những cơn mưa đầu mùa bất chợt làm bung tỏa sắc tím bằng lăng, rực rỡ của những nhành hoa phượng đỏ làm cho học sinh phải lưu luyến, bâng khuâng. Tháng 5 dường như ngắn lại với học sinh cuối cấp và trở thành sự luyến tiếc, nỗi nhớ không nguôi của những cô, cậu học trò phải ở nhà vì sống trong thời… COVID.
Bất chấp tình hình thời tiết có khắc nghiệt thế nào, dù nóng hay lạnh, mưa, nắng ra sao, những người lao động tự do vẫn phải bươn chải, mưu sinh để kiếm sống. Đối với họ, kiếm được tiền lo cái ăn, cái mặc cho gia đình là niềm vui trong thời buổi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dù có vất vả đến mấy đi chăng nữa thì họ vẫn cố gắng làm.
Dọc theo những con đường nắng đổ chang chang, đã thấy sắc đỏ của những chùm phượng vĩ đong đưa trong gió hè. Với bao thế hệ học sinh, phượng vĩ ẩn chứa vẻ đẹp trong trẻo, nên thơ mà cũng đượm một màu xa xôi, cách biệt.
Đi chợ, những tưởng là công việc hàng ngày, quá giản đơn đối với chị em phụ nữ, thế nhưng trong thời buổi khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và những nỗi lo toan về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đi chợ lại là vấn đề nhiều chị em phải cân, đo, đong, đếm.
Giữa năm 1961, tương quan lực lượng ta - địch trên chiến trường An Giang ngày càng có lợi cho cách mạng. Cấp tỉnh và huyện đều có vùng “độc lập” để làm căn cứ. Tỉnh có vùng Bảy Núi và rừng tràm Hà Tiên rộng mênh mông làm căn cứ cho cả Tri Tôn, Tịnh Biên. Tại Huệ Đức có cánh đồng Năm Xã và đồng tràm Huệ Đức… Chiến tranh đã thật sự diễn ra từ 2 phía, chứ không còn cảnh kẻ đánh, người chạy như mấy năm trước đây.
Đội K93 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) có nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hài cốt liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
“Đời bềnh bồng xuôi con nước nhấp nhô/ Mặc ngày tháng đẩy xô theo sóng bạc/ Bởi tên em chỉ là loài hoa dại/ Hương lục bình còn đọng mãi trong tôi”. Là loài hoa nở vào mùa hè nhưng có thể vì cái sự lênh đênh, bất định của nó mà lục bình không được người ta nhắc nhiều như những chùm phượng vĩ đỏ rực hay sắc tím mộng mơ của bằng lăng. Thế nhưng, những bông hoa lục bình không còn xa lạ với nhiều người, mỗi lần bắt gặp chúng ở đâu đó, nó lại gợi nhớ cả một miền quê trong ký ức!